Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia Mỹ: TQ điều tàu ngầm hạt nhân tuần tra không đáng lo ngại
Sunday, November 1, 2015 16:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Hoạt động tuần tra răn đe hạt nhân của các tàu ngầm Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương nếu diễn ra cũng không phải là mối lo ngại đối với Mỹ và các đồng minh.

Trung Quốc lần đầu tiên chế tạo tàu ngầm SSBN, Type 092 vào năm 1981. Tàu ngầm này chỉ chính thức hoạt động trong biên chế hải quân Trung Quốc (PLAN) vào năm 1987. Trên thực tế, Type 092 chưa từng thực hiện nhiệm vụ tuần tra răn đe hạt nhân.

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên và duy nhất trong gần hai thập kỷ đã cho thấy những hạn chế trong ngành công nghiệp đóng tàu ngầm của Trung Quốc. Mãi đến năm 2004, Bắc Kinh mới hạ thủy tàu ngầm Type 094 lớp Jin đầu tiên.

  Chuyên gia Mỹ: TQ điều tàu ngầm hạt nhân tuần tra không đáng lo ngại - Ảnh 1

Chuyên gia Robert Farley (phải), Phó Giáo sư tại trường Patterson thuộc Đại học Kentucky, Mỹ.

Đây là thế hệ tàu ngầm thay thế cho Type 092 với lượng giãn nước 11.000 tấn, có khả năng mang theo 12 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 và có thể phóng đầu đạn hạt nhân ở khoảng cách 7.500 km.

Hiện chưa rõ các tàu ngầm Type 094 có được nâng cấp để trang bị module MIRV chứa nhiều đầu đạn hạt nhân trong một lần phóng tên lửa. Cho đến nay, Trung Quốc đã chế tạo 4 tàu ngầm lớp Jin, đủ điều kiện tối thiểu để liên tục tiến hành tuần tra răn đe hạt nhân.

Trong tương lai, Bắc Kinh hướng đến mẫu tàu ngầm SSBN Type 096. Các báo cáo cho biết, Type 096 sẽ có kích thước lớn hơn , hoạt động yên tĩnh hơn và có thể mang nhiều tên lửa với đầu đạn hạt nhân hơn. Ước tính Type 096 có thể mang theo tối đa 24 SLBM với tầm bắn 10.000 km.

Mặc dù bất kỳ tàu ngầm hiện đại nào cũng có thể tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ bằng tên lửa hạt nhân. Các tàu ngầm Type 096 có thể phóng tên lửa đạn đạo ở khoảng cách an toàn từ ngoài khơi. Trung Quốc hiện có kế hoạch chế tạo 8 tàu ngầm hạt nhân loại này.

Trong khi tàu ngầm Type 092 gần như không thể đáp ứng hoạt động tuần tra và đã được cho về hưu, PLAN hiện đang gấp rút huấn luyện các tàu ngầm Type 094, nhằm sẵn sàng cho đợt tuần tra răn đe hạt nhân đầu tiên.

Theo các chuyên gia đánh giá, Type 094 không thể hoạt động đơn độc trong điều kiện xung đột xảy ra với cường độ cao. Do đó Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thích ứng với chiến lược pháo đài mà Liên Xô từng áp dụng cho các tàu ngầm SSBN trong Chiến tranh Lạnh.

Bên cạnh đó, PLAN cũng tăng cường phát triển môi trường tác chiến chống ngầm để đối trọng trước mối đe dọa từ tàu ngầm tấn công Mỹ.

Các tàu ngầm Type 094 Trung Quốc hoạt động ồn ào sẽ dễ dàng bị tàu ngầm Mỹ phát hiện nếu như xung đột xảy ra. Tuy nhiên, Washington cũng tính đến khả năng các tàu ngầm này sẵn sàng tạo ra mối đe dọa trước khi bị đánh chìm.

Tàu ngầm Trung Quốc tuần tra răn đe hạt nhân

  Chuyên gia Mỹ: TQ điều tàu ngầm hạt nhân tuần tra không đáng lo ngại - Ảnh 2

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094 của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc có thể đã bắt đầu tiến hành hoạt động tuần tra răn đe hạt nhân, sẽ không tạo nên nhiều mối đe dọa đối với Mỹ, theo chuyên gia Robert Farley, Phó Giáo sư tại trường Patterson thuộc Đại học Kentucky (Mỹ) nhận định.

Có nhiều lý do để tin rằng Bắc Kinh không triển khai kế hoạch này hoặc sẽ không duy trì chiến lược một cách lâu dài. Dù các tàu ngầm SSBN đóng vai trò quan trọng trong đợt tấn công hạt nhân đáp trả vào các mục tiêu của đối phương.

Các tàu ngầm SSBN tiêu tốn nhiều nguồn lực và chi phí để thiết kế, chế tạo nhưng không thực sự đem lại nhiều giá trị khi vận hành trên thực tế.

Mỹ hiện không thực sự muốn phát triển thế hệ tàu ngầm SSBN mới thay thế cho lớp Ohio. Khả năng Anh thay thế lực lượng tàu ngầm SSBN vẫn còn là một câu hỏi mang yếu tố chính trị.

Ngay cả Nga cũng không tập trung thay thế các tàu ngầm từ thời Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra việc duy trì chiến lược pháo đài, triển khai các lực lượng hỗ trợ, bảo vệ tàu ngầm hạt nhân cũng hết sức tốn kém.

Cũng vì những lý do như vậy mà Trung Quốc có xu hướng tập trung phát triển công nghệ yên tĩnh giống như các tàu ngầm hiện đại của Mỹ, Nga. Nếu các tàu ngầm SSBN của Trung Quốc trong tương lai có khả năng tàng hình để hoạt động độc lập, nhiệm vụ tuần tra răn đe hạt nhân cũng sẽ giống với Mỹ hơn là Liên Xô.

Trong bất kỳ trường hợp nào, sự hiện diện của các tàu ngầm SSBN Trung Quốc cũng sẽ tạo nên thách thức trong vấn đề kiểm soát căng thẳng leo thang nếu Mỹ-Trung xảy ra chiến tranh.

Chuyên gia Robert Farley kết luận, các tàu ngầm mà Trung Quốc chế tạo sẽ giành toàn bộ thời gian hoạt động để ẩn sâu trong khu vực đại dương, chờ đợi mệnh lệnh tấn công hạt nhân mà không bao giờ xảy ra.

Đăng Nguyễn (theo National Interest)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.