Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hội thảo về Vật lý Lượng tử và Triết học Trung đạo (ngày 1)
Friday, April 29, 2016 18:05
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Hà Trần dịch Dalailama.com
Nguồn chungta.com
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8xLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tb2VBcHE0LU1tS1kvVnlHRmxhY0xlZEkvQUFBQUFBQUFjU2MvOW03bVBBeXpXbkVZb2h6aUJpSTlhRV9GbFZkSldDWVFBQ0tnQi9zMzIwLzIwMTUtMTEtMTItRGVsaGktTjAzX0Q0RDM2MTguanBn
Trường Đại học Jawaharlal Nehru, Đê-li, Ấn độ, ngày 12 tháng 11 năm 2015 – khi Đại đức Đạt lai Lạt ma đến sân trường đầy lá rụng của khuôn viên Đại học Jawaharlal Nehru, trải dài lên phía bắc đến tận đồi Aravalli, sáng nay, Ngài đã được vị Hiệu trưởng của trường là Giáo sư Prasenjit Sen và Giáo sư SK Sopory, Phó Thị Trưởng đón tiếp. Các sinh viên Tây Tạng cũng đã nồng hậu đón Ngài theo phong tục Tây Tạng.
Trước khi bước vào lễ đài vị Phó Thị Trưởng đã trao tặng Ngài một huy chương lớn mang biểu tượng của trường Đại học biểu trưng cho sự trao đổi học thuật quốc tế và sự khát khao kiến thức vì sự tốt đẹp cho nhân loại. Ông cũng đã hộ tống Đức Đạt lai Lạt ma lên sân khấu, tại đây Giáo sư Prasenjit Sen đã giới thiệu ngắn gọn về sự kiện.
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly80LmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tQThDRWZpMkprcnMvVnlHRmxkNVFjUkkvQUFBQUFBQUFjU1kvaWdiUXQwZTNJSTBPRWFBeVBkYkZfTF9SRWtRYkhpTVpRQ0tnQi9zMzIwLzIwMTUtMTEtMTItRGVsaGktTjAxX0Q0RDM1ODguanBn
Đức Đạt lai lạt ma chào đón những người tham dự hội thảo Vật lý Lượng tử và Quan điểm Triết học Trung đạo khi Ngài đến Trung tâm Hội Nghị trường Đại học Jawaharla tại Ấn Độ, ngày 12 tháng 11, năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
Sau khi chào hỏi trang trọng Đức Đạt lai Lạt ma và các vị khách đi cùng, Giáo sư Sen đã giải thích rằng những điều sắp xảy ra ở đây là hy hữu, đó là một cuộc thảo luận giữa các chuyên gia về Vật lý Lượng tử và Triết học Trung đạo. Ông nói rằng mọi người hy vọng tạo ra một sự giao thoa giữa hai dòng tư tưởng, là lý do tại sao sự hiện diện của những chuyên gia danh tiếng là rất quan trọng. Ông thu hút sự chú ý của mọi người vào một hàng đĩa sành úp ngược, thường dùng để đựng sữa chua hoặc đồ ăn cho chim. Các bạn sinh viên đã sắp xếp chúng tạo hình một tòa tháp theo truyền thống Phật giáo Ấn độ. Số lượng những cái đĩa là 8 tượng trưng cho tám biểu tượng cát tường (ashtamangala).
Ngài Phó Thị trưởng, Giáo sư SK Sopory cũng lên chào mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị khách khác. Ông nói, ông rất biết ơn Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gợi ý tổ chức một cuộc hội thảo như thế này và lựa chọn khuôn viên trường JNU để thực hiện. Đức Đạt lai Lạt ma đáp từ lời mời của ông về buổi hội thảo như sau:
Ngài Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện mở đầu cuộc Hội thảo về Vật lý Lượng tử và Quan điểm Triết học Trung đạo tại trường Đại học Jawaharla Nehru tại Đê-li, Ấn Độ ngày 12 tháng 11 năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
“Các bậc cao niên đáng kính cùng các bạn thanh niên nam nữ thân mến, trước hết tôi muốn nói với các bạn rằng tôi tự cho tôi là một con người hoàn toàn bình thường. Không có gì đặc biệt. Tôi là một con người bình thường bắt đầu sự học bằng cách ghi nhớ/học thuộc các chữ cái ở tuổi lên bảy hoặc tám. Cho đến hôm nay, ở tuổi 80, tôi vẫn đọc và suy ngẫm mỗi ngày về những tư tưởng của các vị bậc thầy của trường đại học Nalanda. Bởi tôi thấy điều này là thực sự hữu ích để giữ một tâm trí rộng mở. Và tôi luôn luôn nhớ đến lời khuyên của Đức Phật Thích Ca rằng sẽ không công nhận lời dạy của Ngài chỉ nhờ vào niềm tin hoặc lòng sùng mộ dành cho Ngài mà chỉ sau khi đã quán xét, tìm hiểu và trải nghiệm chúng.
“Khi tôi vào khoảng 19 hoặc 20 tuổi, tôi đã phát triển tính tò mò về khoa học, bắt nguồn từ một mối quan tâm đến các đồ vật cơ khí và cách hoạt động của chúng. Ở Trung Quốc năm 1954/55 tôi đã gặp được Mao Trạch Đông vài lần. Một lần ông đã khen ngợi tôi rằng có một bộ óc khoa học, còn nói thêm rằng tôn giáo là thuốc độc, có thể cho rằng điều này là hấp dẫn khi ai đó là một người “tư duy khoa học”. Sau khi đến được Ấn Độ như một người tị nạn tôi đã có nhiều cơ hội gặp gỡ mọi người từ mọi nẻo cuộc sống, trong đó có cả các nhà khoa học. Cách đây 30 năm, tôi bắt đầu có một loạt các cuộc đối thoại tập trung vào các vấn đề vũ trụ học, sinh học thần kinh, vật lý, bao gồm cả Vật lý Lượng tử và tâm lý học. Những cuộc thảo luận này đều là các thảo luận đa phương cùng có lợi. Các nhà khoa học đã học hỏi thêm về trí tuệ và các loại cảm xúc, trong khi chúng tôi nhận được lời giải thích vi tế hơn về vật chất. Một mất mát về niềm tin của tôi ở núi Meru, được mô tả như là trục của vũ trụ trong Ấn Đô cổ đại.
“Nhờ có lòng từ bi của học giả Shantarakshita ở thế kỷ thứ 8, trong số các Phật tử ngày nay, chỉ có những Phật tử người Tây Tạng đã gìn giữ truyền thống Nalanda qua việc học tập và thực hành nghiêm ngặt.”
“Vào khoảng thời gian cách đây 15-20 năm, tại một cuộc họp, nhà vật lý người Ấn là Raja Ramanna đã nói với tôi rằng ông đã đọc về Đức Long Thọ và ông đã ngạc nhiên khi hiểu ra rằng hầu hết những điều ông cần phải nói đều tương ứng với những điều ông hiểu về vật lý lượng tử. Cách đây một năm tại Trường Cao đẳng Presidency tại Cal-cút-ta Ngài Phó Thị trưởng là Giáo sư S. Bhattacharya đã đề cập rằng theo vật lý lượng tử không có gì tồn tại một cách khách quan, là điều lại một lần nữa thức tỉnh tôi tương ứng với quan điểm Chittamatrin và Trung đạo, đặc biệt là luận điểm của Ngài Long Thọ rằng mọi vật chỉ tồn tại như nó là.”
Ngài Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện mở đầu Hội thảo về Vật lý Lượng tử và Quan điểm Triết học Trung đạo tại JNU, Đê-li, Ấn độ ngày 12 tháng 11 năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
“Tôi muốn nói thêm rằng tôi thực sự đánh giá cao những người có đóng góp để cuộc đối thoại hôm nay được xảy ra.”
“Thời tuổi trẻ của tôi, khoa học đã được vận dụng để đẩy mạnh phát triển kinh tế và vật chất. Sau đó trong thế kỷ 20, các nhà khoa học đã bắt đầu thấy rằng sự tĩnh tại trong tâm mới là quan trọng cho sức khỏe thể chất và cơ thể. Trên thực tế, rất nhiều vấn đề chúng ta đang phải đối mặt ngày nay đều bắt nguồn từ tâm và xúc cảm của chính chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể thiên về cầu Chúa hay Phật giúp chúng ta giải quyết các vấn đề của mình, các Ngài ấy có thể trả lời chúng ta rằng, vì chính chúng ta là những người tạo ra các vấn đề này cho mình nên chúng ta sẽ phải tự mình giải quyết chúng. Đây là lý do tôi thường khuyên rằng chính chúng ta là những người phải xây dựng một thế giới yêu thương hơn nữa. Chúng ta cần một cách tiếp cận thế tục để truyền bá những giá trị nhân bản toàn cầu.”
“Tôi hy vọng rằng những hội thảo như thế này có thể xử lý hai mục đích: mở rộng kiến thức của chúng ta và nâng cao cách nhìn của chúng ta vào thực tế để chúng ta có đối trị với những cảm xúc nhiễu loạn của chúng ta tốt hơn. Kết quả đó là việc kết hợp giữa sự nhân hậu của trái tim và trí thông minh, tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ được trang bị tốt hơn nữa để đóng góp cho sự thịnh vượng của nhân loại.”
Buổi đầu tiên do Giáo sư N. Mukunda chủ trì đã đưa ra một bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu người Pháp về triết học của khoa học, và Giáo sư Bitbol với tựa “Vật lý Lượng tử: sự phụ thuộc lẫn nhau và ‘lập trường không quan điểm’. Trong đó, ông đã tìm kiếm so sánh hai trong số những phê phán cấp tiến nhất về những quan điểm siêu hình và chủ nghĩa bản thể đã từng được đề xuất. Ông gợi ý rằng một đặc điểm cá tính của vật lý lượng tử, ‘sự hỗn loạn’ hoặc ‘không tách rời’, là một sự gợi nhớ lại khái niệm của Đức Phật về duyên sinh. Giống như những bài giảng cổ xưa đã cảnh báo rằng sự giải thích về tánh không có thể gây sốc đối với những người chưa được chuẩn bị, Bitbol trích dẫn lời của Niels Bohr cho rằng những ai không bị sốc bởi thuyết lượng tử thì chưa hiểu về nó.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xen vào để khẳng định rằng sự vật không chỉ tỏ ra như thể chúng tồn tại độc lập, mà chúng ta có xu hướng tự cho rằng chúng vốn đã tồn tại. Ngài nói rằng Ngài thực sự thích thú xem xét cách các ý tưởng từ vật lý lượng tử có thể thách thức điều này ảnh hưởng đến những người hiểu chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo sư Michel Bitbol trình bày bài tham luận của mình về vật lý lượng tử trong cuộc hội thảo tại Đại học Jawaharla Nehru ở Ấn Độ, ngày 12 tháng 11 năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
Trong các quan sát của Giáo sư Mukunda, ông đã báo cáo rằng nhà vật lý người Anh là Dirac đã từ chối tham gia vào các tranh luận triết học. Ông cũng trích dẫn lời của Feynman gợi ý rằng triết học hữu ích với khoa học cũng như môn điểu cầm học với loài chim.
Các câu hỏi từ khán giả đã chạm đến một số các khái niệm liên quan đến vật lý lượng tử như “tính duy nhất”, “sự bất khả phân” và “sự hỗn loạn”.
Geshe Ngawang Samten chủ trì phần hai. Trong phần giới thiệu của mình ông nhận xét rằng lòng vị tha là điều mà Đức Phật đã dạy và chưa từng được nghe đến trước đó. Tất cả bốn trường phái chính của tư tưởng Phật giáo đều chứng thực lý tưởng này, mặc dù hai trường phái thấp hơn chỉ xem xét lòng vị tha của con người. Hai trường phái cao hơn, Phái Trung Đạo hoặc Con đường Trung dung, và phái Chittamatriin hoặc phái Tâm Chỉ, đều nói về lòng vị tha của hiện tượng.
Trong bài tham luận của mình, “Xem xét quan điểm về Tánh không của Chittamatrin”, Geshe Ngawang Sangye của Trường Tu viện Loseling Drepung đã tìm kiếm lời giải thích lý do bác bỏ sự tồn tại bên ngoài như một nhánh của quan điểm sau cùng của Chittamatrin về thực tại; lý luận xây dựng quan điểm sau cùng của họ và những vấn đề khác phát sinh từ những khẳng định này. Ông đã thảo luận những dấu ấn mà những người ủng hộ phái Tâm chỉ nói về khi họ khẳng định rằng tất cả các hiện tượng được tạo ra qua việc chín muồi của các dấu ấn. Ông đã chạm vào nhận thức có liên quan khi họ cho rằng tất cả các hiện tượng là một thực thể có nhận thức. Ngoài ra ông cũng thảo luận lý do nhiều cá nhân có thể nhìn thấy một vật duy nhất một cách đồng thời và liệu cùng một vật thể có thể được thể hiện với các đối tượng khác nhau.
Geshe Ngawang Samten đang giới thiệu phần 2 của Hội thảo về Vật lý Lượng tử và Quan điểm Triết học Trung đạo tại Đại học Jawaharla Nehru University tại Đe-li, Ấn độ ngày 12 tháng 11 năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL
Có vài câu hỏi từ khán giả trước khi Ngài kết thúc để dùng cơm trưa.
Trong suốt buổi chiều đầu tiên do Giáo sư Rajaram Nityananda chủ trì, Giáo sư Matthew Chandrankunnel đọc một tham luận về “Bản thể học và Nhận thức luật của Thực tại theo Vật lý Lượng tử và Phật giáo Trung đạo”. Ông đề xuất rằng vật lý truyền thống tạo ra một đối tượng và một nhà quan sát độc lập, thực tiễn đối với người quan sát.
Tuy nhiên, trong Cơ học Lượng tử, thực tiễn chỉ tồn tại khi môt việc đo đạc được thực hiện để đảm bảo rằng người quan sát trên thực tế gây ảnh hưởng đến quá trình quan sát. Ông cho rằng tính toàn vẹn-không toàn vẹn của cuộc tranh luận về Cơ học-Lượng tử và sự chối bỏ nó qua định lý bất khả đào sâu vào cuộc tranh luận giữa bản thể học – nhận thức luận về thực tại vật lý. Điều này cũng liên quan đến khả năng biểu đạt thực tiễn thông qua các lý thuyết toán học.
Giáo sư Chandrankunnel đã nói đến tính tương đối và hình học, cũng như giải thích Copenhagen (giải thích về cơ học lượng tử), sự sụp đổ của tính năng sóng và cơ học Bohmian. Ông cũng đưa ra quan điểm Trung đạo và Yogachara (việc thực hành yoga) trong thảo luận của ông trước khi trả lời câu khỏi từ khán phòng.
Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời đi vào giữa giờ chiều, đã có những bài tham luận được trình bày bởi Geshe Lobsang Tenpe Gyaltsen về “Quan điểm Phật giáo về thế giới và hiện sinh của nó” và bài của Geshe Chisa Drungchen Tulku về “Hai Sự Thật: một Quan điểm Trung đạo Prasangika (Prasangika: một truyền thống nhánh của Triết học Trung đạo). Hội thảo sẽ tiếp tục vào ngày mai.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.