Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
TQ tổ chức tập trận ở Hoàng Sa ngay trước phán quyết của PCA; Vì sao Trung Quốc sẽ không ngừng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông?… là những tin tức tình hình Biển Đông nổi bật 24h qua.
Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa ngay trước phán quyết của PCA
Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp ở Biển Đông từ ngày 5-11 tháng Bảy, ngay trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết…
Tàu thuyền Trung Quốc cải tạo đất đá trái phép ở đảo Thị Tứ. Ảnh Reuters. |
Vì sao Trung Quốc sẽ không ngừng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông?
Chuyên san The Diplomat ngày 2/7 đánh giá, phán quyết của PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Mặc dù bị Mỹ và nhiều nước lên án, nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp những áp lực từ cộng đồng quốc tế và đẩy mạnh kế hoạch bành trướng đầy tham vọng, làm leo thang căng thẳng Biển Đông.
Chuyên gia người Mỹ Frederick Kuo nhận định rằng, có hai động cơ khiến Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược bành trướng ở Biển Đông, đó là tham vọng xây dựng đế chế thương mại và sự yếu kém của hải quân nước này.
Trung Quốc không ngừng xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông. |
Đầu tiên, để mở rộng đế chế thương mại, Trung Quốc xúc tiến chiến lược “Một vành đai, Một con đường”, hay còn gọi là Con đường Tơ lụa mới, gồm hai tuyến đường chính. Một là tuyến đường trên đất liền đi qua lục địa Á – Âu giúp nối kết Trung Quốc với những đối tác thương mại ở Trung Á, Trung Đông và châu Âu. Tuyến đường thứ hai là tuyến trên biển, đi qua Biển Đông và Eo biển Malacca, qua Ấn Độ Dương đến châu Phi, Trung Đông và châu Âu.
Động cơ thứ hai, dù Trung Quốc lâu nay được xem là cường quốc, nhưng quân đội nước này không có lực lượng hải quân hùng mạnh, Bắc Kinh nhận thấy các biên giới trên biển dễ bị nước ngoài, từ Mỹ cho đến những quốc gia châu Á khác thống trị. Do đó, Trung Quốc buộc phải dồn sức vào công cuộc hiện đại hóa và nâng cấp hải quân nước này.
Cùng với đó, Trung Quốc xây các đảo nhân tạo phi pháp để tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông một phần là do lo sợ mất quyền kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng ở vùng biển này, và vì lực lượng hải quân Trung Quốc không đủ mạnh để bảo vệ hết vùng biển rộng lớn.
Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc sẽ biên chế tàu khu trục Type 052D thứ 4
Gần đây, một chiếc tàu khu trục tên lửa Type 052D của Hải quân Trung Quốc đã lộ diện ở một cảng biển – Đa Chiều ngày 1/7 đưa tin. Thân tàu màu xám đã quét sơn số hiệu 175. Dư luận dự đoán, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc sắp biên chế tàu Aegis Trung Hoa thứ tư.
Đại tá Tào Vệ Đông, một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, dự đoán của dư luận chắc chắc có lý, thông thường, sau khi lắp ráp thiết bị thì tàu chiến mới được quét sơn, đánh số hiệu, sau đó mới tiến hành chạy thử, kiểm tra động cơ và hệ thống vũ khí trang bị. Nếu phù hợp với yêu cầu thiết kế thì có thể bàn giao cho hải quân.
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. |
Trước đây đã có 3 tàu khu trục tên lửa Type 052D lần lượt biên chế cho Hạm đội Hải Nam. Về lý thuyết, do tàu cùng loại được chế tạo theo tiêu chuẩn thống nhất, việc thử nghiệm tàu mới sẽ tương đối thuận lợi, dự tính việc biên chế tàu này sẽ không còn xa.
Tàu khu trục tên lửa Type 052D là tàu khu trục hiện đại, kế tiếp tàu khu trục Type 052C, được trang bị radar mảng pha và hệ thống tên lửa phòng không bắn thẳng đứng.
Chuyên gia Tào Vệ Đông cho biết hạm đội Trung Quốc triển khai ở duyên hải, một khi có nhu cầu, tàu chiến có thể được điều tới các vùng biển khác nhau để thực hiện các “nhiệm vụ”.
Truyền thông Trung Quốc tự tin cho rằng tính năng tổng thể của tàu khu trục Type 052D đã vượt tàu khu trục lớp Kongo của Nhật Bản, lớp Sejong the Great của Hàn Quốc, thậm chí lớp Arleigh Burke của Mỹ.
Trung Quốc “suýt bắn trả” ngay khi Đài Loan phóng nhầm tên lửa
Hãng tin CNA của Đài Loan ngày 1/7 cho hay, sau khi tàu chiến của Hải quân Đài Loan phóng nhầm một quả tên lửa chống hạm Hùng Phong III (Hsiung Feng III), Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan đã hạ lệnh cho Phó tham mưu trưởng Kha Văn An và Vương Tín Sủng phải đến ngay trung tâm ứng biến và sở chỉ huy đặt tại Hoành Sơn.
Theo nhận định, nguyên nhân khiến Đài Bắc hoang mang như vậy là do phát hiện “dấu vết phản kích” từ phía Đại Lục. Tờ báo này dẫn lời một quan chức trạm radar cảnh giới thông báo rằng đã phát hiện thấy tín hiệu khởi động radar kiểm soát hỏa lực tên lửa gần Phúc Kiến, điều đó cho thấy quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng đánh trả.
Cụ thể, “Khi tên lửa Hùng Phong III phóng ra, hầu như không đến một giây, radar của Đài Loan đã phát hiện ra tín hiệu khác thường ở gần Phúc Kiến, rất có thể là radar kiểm soát hỏa lực của hệ thống tên lửa bờ chuẩn bị triển khai phản công”…
Hà Yên (T/h)