Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa, Mỹ phong tỏa Trung Quốc ở Biển Đông là “tự tìm đường chết”, Trung Quốc phản ứng luật sư Philippines, G7 gây sức ép lên Trung Quốc…
Trung Quốc có thể lựa chọn đi theo 3 kịch bản sau đây nếu nhận được phán quyết bất lợi từ PCA. Tuy vậy, tất cả các hướng đi này đều xấu đối với châu Á, các chuyên gia quốc tế nhận định
Việc Trung Quốc lựa chọn tập trận ở vùng biển quốc tế xung quanh quần đảo Hoàng Sa như một biện pháp phản đối phán quyết an toàn. Nó sẽ giúp nước này vừa gây được ảnh hưởng tích cực ở trong nước, vừa không làm leo thang căng thẳng với bên ngoài, vừa thể hiện được sự răn đe, phô trương sức mạnh quân sự và lập trường cứng rắn trước phán quyết của PCA.
Để có thể thay thế tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, Trung Quốc muốn phá vỡ liên minh, buộc các đồng minh của Mỹ thấy họ sẽ không thể nhờ cậy vào Washington trước những thách thức đến từ Bắc Kinh.
China Daily dẫn lời giới chức Trung Quốc cho hay, Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận một cuộc đàm phán có lợi cho Philippines nếu nước này gác phán quyết của PCA sang một bên.
Đọc chi tiết: Trung Quốc dùng chiêu bài mới, dụ Philippines chối bỏ phán quyết
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay tập trận trên Biển Đông
Ngày 4-7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5 đến 11-7 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
Hành động này của phía Trung Quốc một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”
Trước đó, theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 3-7, phía Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5 đến 11-7 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phía Trung Quốc còn tuyên bố cấm tàu thuyền đi vào khu vực này suốt thời gian tập trận.
Trung Quốc thường xuyên tiến hành tập trận ở biển Đông, khu vực lãnh thổ đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei… Tuy nhiên, cuộc tập trận mới nhất diễn ra trước ngày 12-7, thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) dự kiến ra phán quyết về vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đông.
Bí mật lực lượng quân sự trá hình của Bắc Kinh
Theo ghi nhận của giới quan sát, gần đây, các đơn vị dân quân biển của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều vụ sự cố tại các vùng biển quốc tế: năm 2012, họ tham gia vụ Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, và năm 2014, họ đã giúp Trung Quốc đuổi tàu ngư dân Việt Nam ra khỏi khu vực họ đặt giàn khoan 981 phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chừng đó đủ cho thấy, dân quân biển được sử dụng như một công cụ lợi hại trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Sự xuất hiện thường xuyên của dân thường giúp nước này chối bỏ sự can dự của mình vào các vụ va chạm cũng như sẽ hạn chế được hành động của các tàu Mỹ khi đối mặt với các tàu dân sự.
Mặc dù có quyền năng như vậy, nhưng lực lượng dân quân biển vẫn không được hiểu là lực lượng biển của Trung Quốc. Hiện nay, chính phủ Mỹ không thừa nhận sự tồn tại của họ trong các báo cáo công khai hoặc các tuyên bố chính thức quan trọng. Điều này sẽ phải thay đổi.
Bằng cách chứng tỏ cho giới lãnh đạo Trung Quốc rằng họ đang khôn lỏi trong trò chơi này, Washington có thể ngăn cản Bắc Kinh sử dụng lực lượng dân quân hiếu chiến hơn trước – một bước quan trọng nhằm ngăn chặn Trung Quốc khẳng định quyền kiểm soát đối với một hải trình sống còn của thế giới, vốn trước nay được mở cho lưu thông đi lại của quốc tế.
Lực lượng dân quân biển đang nằm dưới sự điều hành của các bộ tư lệnh quân sự của PLA, và được chính quyền tỉnh và địa phương cấp ngân sách. Để khuyến khích người dân địa phương tham gia lực lượng này, chính quyền các thành phố thường hứa hẹn trả trợ cấp tương đương vài nghìn USD/năm nếu họ gặp thương tật khi làm nhiệm vụ. Số tiền này ngang với các khoản tiền trợ cấp khác của chính phủ và là một khoản tiền rất hấp dẫn đối với một làng chài chuyên nghề đánh cá.
Mỹ dồn dập triển khai quân lực tới Biển Đông sẵn sàng phong tỏa Trung Quốc
Kể từ 17/5, Mỹ đã dồn dập điều lực lượng hải, không quân đến Biển Đông như máy bay trinh sát EP-3, tàu sân bay USS John C. Stennis, 3 tàu khu trục Aegis.
Tờ Đa Chiều cho rằng trước các động thái này của Mỹ, không ít người coi đây là sự “bao vây chiến lược” của Mỹ đối với Trung Quốc.
Đa Chiều nhận định, một loạt kế hoạch của Mỹ không chỉ đơn giản là nhằm vào Trung Quốc, các lực lượng hải, không quân Mỹ hiện diện dày đặc ở Biển Đông cũng có các nguyên nhân về chiến lược, chiến thuật và hiện thực của bản thân họ.
Đa Chiều nhận định, việc Mỹ điều lực lượng hải, không quân quy mô lớn đến Biển Đông hiện nay, nhất là có cả 2 tàu sân bay, là do Quân đội Mỹ muốn “tranh thủ ngân sách”.
Đẩy nhanh triển khai lực lượng hải quân ở Biển Đông, liên kết với các đồng minh như Nhật Bản tiến hành tuần tra trinh sát nhằm vào Trung Quốc, chính là để có thể tiến hành phong tỏa các lực lượng trên biển của Trung Quốc khi cần thiết.
Không quân Mỹ triển khai các hành động tự do bay ở Biển Đông thực chất là tiến hành chuẩn bị cho khả năng oanh tạc bất cứ lúc nào của máy bay ném bom.
Vụ kiện Biển Đông: G7 gây sức ép lên Trung Quốc
Tờ Japan Times ngày 4/7 dẫn một nguồn tin chính phủ Nhật cho hay, các quốc gia G7 có ý định gây sức ép lên Trung Quốc bằng cách phát hành một tuyên bố chung kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Trong tuyên bố chung, G7 sẽ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các thủ tục tố tụng trọng tài và phán quyết của tòa án.
Bất kể quyết định của tòa án là có lợi hay bất lợi cho Trung Quốc, G7 vẫn sẽ yêu cầu Bắc Kinh hành động dựa trên luật pháp quốc tế và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp pháp lý.
Nguồn tin của Japan Times cũng cho biết, mặc dù một số quốc gia trong G7 đã đưa ra một lập trường thận trọng về việc ban hành tuyên bố chung, nhưng chính phủ Nhật Bản đã làm việc với họ để đạt được một quan điểm chung về vấn đề này.
Trung Quốc phản ứng luật sư Philippines “báo trước” phán quyết của PCA
Trong cuộc họp báo chiều 4/7 của Bộ ngoại giao Trung Quốc, báo chí Trung Quốc đề cập thông tin ông Paul Reichler, trưởng đoàn luật sư Philippines tại vụ kiện biển Đông ở Tòa trọng tài thường trực (PCA), nói rằng phán quyết ngày 12/7 tới sẽ “tước bỏ cơ sở pháp lý trong chủ trương của Trung Quốc đối với biển Đông”.
Để đáp trả, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi “nói móc” luật sư Reichler:”Reichler là luật sư đại diện của Philippines, không có gì lạ khi ông ta nắm được quan điểm của nước này.
Nhưng dường như ông này đã biết trước phán quyết sẽ viết gì ngay cả khi nó chưa được công bố, và còn biết rằng phán quyết sẽ viết như cách nghĩ của ông ta nữa, thì thật là kỳ lạ.”
Vin vào thông tin này, ông Hồng tiếp tục nêu chất vấn nhằm phủ nhận phán quyết của PCA, như những gì Bắc Kinh đã thực hiện những ngày qua.
“Phát biểu của ông Reichler chỉ có thể chứng minh cái gọi là tòa trọng tài thực chất là ‘người phát ngôn’ cho một thế lực nào đó,” ông này nói.
Hồng Lỗi chỉ trích rằng Reichler “đã bóc mẽ lời nói dối mà chính quyền Tổng thống Philippines Benigno Aquino che giấu 3 năm qua” và khẳng định, vụ kiện nhằm xác định tính pháp lý của “đường chín đoạn” còn liên quan đến vấn đề biên giới trên biển và chủ quyền các đảo đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Ông Hồng lớn tiếng: “Phán quyết mà PCA sắp công bố là sản phẩm phi pháp, vượt quyền và lạm quyền, không có bất kỳ hiệu lực pháp lý nào.”
“Đường chín đoạn”, hay “đường lưỡi bò”, là nền tảng cho chủ trương biển Đông của chính phủ Trung Quốc và hiện bị xã hội quốc tế xem như một yêu sách chủ quyền vô giá trị.
Đa Chiều: Mỹ phong tỏa Trung Quốc ở Biển Đông là “tự tìm đường chết”
Trong bình luận mới đây, tờ Đa Chiều cho rằng Lầu Năm Góc đã hơi coi nhẹ tầm quan trọng của thương mại Trung-Mỹ đối với Mỹ, một khi Mỹ thực sự phong tỏa thương mại trên biển ở Biển Đông, chắc chắn cũng sẽ “tự tìm đường chết cho mình”.
Đa Chiều nói rằng Mỹ phát triển quân sự cần có sự hỗ trợ tiền bạc rất lớn. Mà thương mại với Trung Quốc sẽ hỗ trợ quan trọng cho phát triển kinh tế của Mỹ.
Ngoài ra, không ai có thể bảo đảm Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị thương vong quy mô lớn. Vì vậy, Quân đội Mỹ tuy không ngừng bố trí ở Biển Đông, nhưng khả năng thực hiện lại tương đối thấp.
Hoàng Hải (tổng hợp)