Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bí mật nào ẩn sau vụ Nga đột ngột rút khỏi căn cứ Hamenda của Iran?
Tuesday, August 23, 2016 0:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Chuyên gia Nga cho rằng sự kết thúc đột ngột sự hiện diện của không quân Nga tại Iran dường như có sự can thiệp từ phương Tây.

Đại diện của Bộ Ngoại giao Iran ngày 22/8 bất ngờ ra tuyên bố cho biết Nga đã ngừng sử dụng căn cứ không quân Hamedan của nước này trong chiến dịch chống IS ở Syria.

Theo Ngoại trưởng Iran Bahram Ghasemi, Nga đã thực hiện nhiệm vụ cụ thể và đã kết thúc. Đồng thời, ông Ghasemi không loại trừ rằng máy bay Nga một lần nữa có thể sử dụng lợi thế căn cứ của Iran trong tương lai.

  Bí mật nào ẩn sau vụ Nga đột ngột rút khỏi căn cứ Hamenda của Iran? - Ảnh 1

Ảnh Pravda.

Đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenko sau đó đã lên tiếng xác nhận và cho biết thêm rằng việc Nga sử dụng tiếp căn cứ không quân Hamedan ở Iran sẽ được điều chỉnh bằng thỏa thuận với nhau và phụ thuộc vào tình hình hiện tại Syria. Tuy nhiên, hiện tất cả máy bay từ căn cứ không quân Hamedan đã trở về Nga.

Bình luận về động thái trên, tờ Pravda của Nga dẫn lời chuyên gia cho rằng sự kết thúc đột ngột sự hiện diện của không quân Nga tại Iran dường như có sự can thiệp từ phương Tây.

Pravda dẫn lời nhà hoa học cao cấp của Viện nghiên cứu quốc tế MGIMO Leonid Gusev cho biết, trì hoãn việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran là không thuận lợi cho quốc gia Trung Đông này bởi vì Tehran vừa bắt đầu thâm nhập trở lại thị trường dầu mỏ và đang cung cấp sản phẩm của họ rẻ hơn nhiều so với giá trị thị trường.

Ngoài ra, thực tế rằng tình hình kinh tế trong nước Iran là khá phức tạp. Iran đang cần phải để bán dầu bất cứ giá nào để khắc phục sự thâm hụt ngoại tệ do các biện pháp trừng phạt của phương Tây gây ra. Iran một mối quan hệ rất phức tạp với các nước khác, vì vậy có thể có sự tác động từ bên ngoài tới giới tinh hoa của Iran.

“Có lẽ Tehran, sau khi xem xét tất cả những ưu và khuyết điểm, quyết định đình chỉ việc sử dụng các căn cứ không quân Hamedan đối với Nga. Có lẽ sau một thời gian, họ có thể một lần nữa sẽ cho phép chúng ta tái hoạt động trên cơ sở này”, ông Konashenko nói thêm.

Trong một bình luận đăng tải ngày 22/8, chuyên gia Dmitry Nersesov nhận định, việc Iran quyết định dừng cho Nga sử dụng căn cứ không quân Hamedan không phải là một bất ngờ. Theo ông, Iran có lẽ đã cảm thấy bị “xúc phạm” trước sự “khoe khoang” của Moscow về quyền truy cập vào nó, nơi Tehran vẫn muốn giữ bí mật.

Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý thêm rằng Nga bắt buộc phải công khai thừa nhận sự hiện diện của lực lượng này ở Hamedan sau khi Washington nắm được thông tin về vụ việc và đe dọa nó có thể vi phạm lệnh các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Ông cho rằng việc Iran tạm thời dừng cho Nga tiếp cận Hamedan có thể là nhằm để chứng tỏ cho Washington thấy rằng Iran mạnh mẽ sẵn sàng về mặt nguyên tắc từ bỏ các ưu đãi đối với Nga. Một cơ sở cho lập luận này là mới đây Tổng thống Iran đã bày tỏ ý định phát triển hệ thống phòng không tầm xa riêng của nước này và từ bỏ việc mua sắm của nước ngoài.

Nersesov nhấn mạnh thêm rằng Iran là một quốc gia có chính sách ngoại giao “khôn khéo”, còn Trung Quốc đang có ý định “ve vãn” các đồng minh của Moscow trong khu vực. Sự nới lỏng quan hệ giữa Nga và Iran cộng với sự đột ngột tham gia vào Syria và bắt đầu xây dựng căn cứ đầu tiên ở nước ngoài của Trung Quốc ở Djibouti có thể trở thành một mối đe dọa với lợi ích của Nga ở Trung Đông, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình tại khu vực này hiện đang rất phức tạp.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của phóng viên Pravda về khả năng Iran có thể rời liên minh Nga-Syria hay không, chuyên gia Leonid Gusev nói: “Tôi không nghĩ rằng liên minh sẽ tan vỡ. Nó sẽ vẫn còn đó bởi vì đối với Iran, Syria là một đối tác rất quan trọng và đồng minh trong nhiều thập kỷ…

Họ đã là những người đồng hành, đồng minh tuyệt vời của nhau kể từ chính quyền Hafez al-Assad, cha đẻ của tổng thống Syria Bashar al-Assad. Dân tộc thiểu số Alawite cầm quyền tại Syria, từng thừa nhận có thời gian họ là chi nhánh của Shiism. Vì vậy, tôi nghĩ rằng nó sẽ còn tiếp tục”.

Mặc dù mối quan hệ này phụ thuốc rất lớn vào giới cầm quyền Syria và cả những áp lực từ phía các nước phương Tây đối với Iran, nhưng chắc chắn nó sẽ không tan rã một khi cuộc chiến chống IS chưa kết thúc bởi đối với cả Moscow-Damascus-Tehran, khủng bố IS là một mối đe dọa tới lợi ích sống còn của họ, ông Gusev nói.

Hoàng Hải

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.