Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sắc lệnh di trú của ông Trump đưa Mỹ trở về 100 năm trước?
Friday, February 10, 2017 19:46
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Sắc lệnh hạn chế nhập cư gây tranh cãi của ông Trump đang phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý kéo dài. Truyền thông Mỹ cho rằng sắc lệnh đưa nước Mỹ trở về 100 năm trước.

Trả lời trong phiên điều trần trước ủy ban An ninh nội địa của Hạ viện Mỹ, người đứng đầu bộ An ninh nội địa Mỹ John Kelly cho biết ông lấy làm tiếc vì đã không trì hoãn thực thi lệnh cấm nhập cảnh được Tổng thống Donald Trump ký ngày 27/1.

“Đây hoàn toàn là lỗi của tôi. Đáng ra tôi nên trì hoãn (triển khai lệnh di trú) một chút để có thể nói chuyện với các nghị sĩ”, ông John Kelly cho biết.

Người đứng đầu Bộ An ninh nội địa Mỹ John Kelly hối tiếc vì đã không trì hoãn thực thi lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump.

Nói về hành động vội vàng thực thi sắc lệnh di trú của tân Tổng thống, ông John Kelly cho biết: “Mong muốn thúc đẩy việc thực thi nhanh chóng sắc lệnh này là nhằm để những kẻ có thể đến đây và gây tổn hại nước Mỹ không thể tận dụng được kẽ hở trong thời gian này, nhảy lên máy bay và được chấp nhận vào nước Mỹ”.

Và khi được hỏi về việc tại sao không gửi bản tóm tắt lên Quốc hội trước khi quyết định thực thi sắc lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân bảy quốc gia có dân Hồi giáo chiếm đa số, ông John Kelly cho rằng sắc lệnh này đã được công bố quá trễ, đến tận cuối ngày 27/1 (giờ Mỹ).

Sắc lệnh di trú của ông Trump đã khuấy đảo chính trường Mỹ và gây nên bất bình trong giới chính khách Mỹ. Nhiều cựu bộ trưởng và quan chức an ninh dưới thời Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Goerge W. Bush đã phản đối sắc lệnh cấm nhập cư của ông Trump vì sắc lệnh “không làm cho đất nước an toàn hơn”.

Trong số những người phản đối có những gương mặt đình đám trong giới chính khách Mỹ như cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright, John Kerry; cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), Michael Hayden, Leon Panetta và Michael Morell; cựu quyền Giám đốc CIA Janet Napolitano; cựu Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa…

Các quan chức này cho biết họ không nhận thấy bất cứ mối đe dọa an ninh quốc gia cụ thể nào có thể dẫn tới quyết định cấm nhập cư và theo các cựu quan chức an ninh hàng đầu của Mỹ sắc lệnh của Tổng thống Trump chỉ làm cho đất nước cũng như các binh sĩ Mỹ ở khắp nơi trên thế giới ít được an toàn hơn.

Theo các quan chức này, không có “bất cứ mối đe dọa cụ thể nào có thể dẫn tới việc cấm nhập cảnh theo như Sắc lệnh ban hành ngày 27/1/2017”.

Tờ CNN có bài bình luận cho rằng lệnh hạn chế nhập cư của ông Trump đưa nước Mỹ quay trở lại 100 năm trước.

Theo đó, 100 năm trước, ngày 5/2/1917, nước Mỹ ban hành đạo luật nhập cư khắc nghiệt chưa từng có và gây tranh cãi gay gắt, khá tương đồng với sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Donald Trump.

Đạo luật nhập cư năm 1917 này được thông qua với một danh sách dài và mơ hồ về những đối tượng không được phép đặt chân vào lãnh thổ Mỹ. Theo đó, những người bị cấm vào Mỹ là “toàn bộ những kẻ ngốc nghếch, đần độn, mắc chứng động kinh, người điên… người nghiện rượu kinh niên, người nghèo, ăn xin chuyên nghiệp”.

Ngoài ra, những người mắc bệnh lao hay các chứng bệnh truyền nhiễm khác, tội phạm giết người, người đa thê, đa phu, gái mại dâm, kẻ buôn người cũng là những người trong diện cấm đặt chân vào Mỹ.

Tổng thống Woodrow Wilson phủ quyết Đạo luật Nhập cư 1917 vì cho rằng luật vi hiến và trái ngược với các giá trị Mỹ, song Quốc hội đã loại bỏ sự phủ quyết của Tổng thống.

Và dù luật Nhập cư năm 1917 sâu rộng hơn so với sắc lệnh của Tổng thống Trump, các nhà quan sát cho biết có ít nhất ba điểm tương đồng lớn.

Thứ nhất, những người ủng hộ của cả hai lệnh cấm đều cho rằng sắc lệnh cần thiết cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Thứ hai, các lệnh cấm đều áp đặt những hình thức kiểm tra chặt chẽ đối với người nhập cư tới Mỹ.

Thứ ba, chúng dường như phân biệt đối xử con người dựa trên gốc gác của họ.

“Theo một cách nào đó, quá khứ đang lặp lại”, Kevin Johnson, chuyên gia luật di trú tại đại học Luật Davis California, nhận định.

Xem thêm >> Cuộc sống đời thường sau khi rời Nhà Trắng của ông Obama

Thanh Hiền

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.