Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ba kịch bản Trump có thể dùng để ‘tự giải quyết’ vấn đề Triều Tiên
Wednesday, April 5, 2017 5:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Ông chủ Nhà Trắng Donald Trump sẽ ‘tự giải quyết’ vấn đề Triều Tiên như thế nào, mà không cần đến Trung Quốc?

Trước cuộc gặp thượng đỉnh song phương lần đầu tiên giữa tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump tuyên bố “sẵn sàng hành động một mình” để kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, vụ thử nghiệm 4 tên lửa ngày 6/3 nhằm tập dượt tấn công vào căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản. (Ảnh: Rodong Sinmun)

Một số nhà phân tích cho rằng, những tuyên bố cứng rắn vừa qua của Tổng thống Mỹ chỉ đơn giản là để nhà lãnh đạo Bắc Kinh “hoang mang” trước “cuộc đấu trí” trực tiếp ngày 6-7/4 tới đây.

“Trong trường hợp Bắc Kinh – “ân nhân” cung cấp tài chính quan trọng cho Bình Nhưỡng – đồng ý bắt tay với Mỹ giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, thì nhất định Triều Tiên sẽ cần có những điều chỉnh trong thể chế và bộ máy lãnh đạo”, Anthony Ruggiero, chuyên gia tại hiệp hội Quốc phòng và Dân chủ nhận định.

Theo chuyên gia này, các nhà lãnh đạo tiền nhiệm của Mỹ như cựu Tổng thống George W. Bush, cựu Tổng thống Barack Obama từng chờ đợi Trung Quốc sẽ gây áp lực lên Bình Nhưỡng, nhưng điều đó đã không xảy ra. Trong vấn đề Triều Tiên, giữa Washington và Bắc Kinh có những ưu tiên không giống nhau.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên được coi là một trong những chương trình nghị sự quan trọng trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung ngày 6-7/4 tới đây.

Cho đến nay, Mỹ nỗ lực tập trung đẩy mạnh các chính sách ngoại giao đa phương như đàm phán 6 bên và các lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, những biện pháp đó đơn giản là sự “kiên nhẫn chiến lược” và không có nhiều tác động tới Bình Nhưỡng.

Nước này ngày càng đẩy mạnh các vụ thử tên lửa và chương trình hạt nhân của mình. Mới đây nhất, ngày 5/4, Triều Tiên đã phóng một quả tên lửa đạn đạo từ vùng lân cận Sinpo, tỉnh Nam Hamgyong ra biển Nhật Bản. Vụ phóng tên lửa diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung.

Vậy nếu phải hành động đơn phương để giải quyết vấn đề Triều Tiên, Mỹ sẽ tiến hành như thế nào? Sau đây là 3 kịch bản, mà theo các nhà phân tích, nó có thể được áp dụng.

Phương án 1: ‘Khe cửa hẹp’ nếu đàm phán

Theo CNN, trong chiến dịch tranh cử của mình, ít nhất ba lần ông Trump đã đề cập đến việc đối thoại với lãnh đạo Kim Jong Un, có thể là thông qua một chiếc bánh hamburger.

“Một chiếc bánh hamburger và khoai tây chiên không thể giải quyết vấn đề này. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết “một sớm một chiều” và nếu như có một biện pháp ngoại giao, nó cũng sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài”, Lanhee Chan, nhà nghiên cứu của viện Hoover nhận định.

Bình Nhưỡng từng phát đi tín hiệu muốn quay trở lại vòng đàm phán, nhưng nước này khẳng định, họ sẽ không cam kết phi hạt nhân hóa. Điều đáng nói, đây mới là điều kiện tiên quyết để tiếp tục ngồi vào bàn nghị sự.

Trong khi đó, Leon Sigal, Giám đốc dự án An ninh Hợp tác Đông Bắc Á, thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội New York cho rằng: “Bình Nhưỡng có thể ngừng các chương trình tên lửa và hạt nhân nếu Washington giải tỏa được các mối lo ngại an ninh của nước này. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề đó, là mau chóng khôi phục các cuộc đàm phán với Triều Tiên để thăm dò xem Bình Nhưỡng thực sự muốn gì”.

Tất nhiên, chiến lược kiểu này rất khó thành công, bởi những động thái khiêu khích gần đây của Triều Tiên đã vượt xa khỏi tầm kiểm soát của Mỹ.

Triều Tiên liên tục thử nghiệm tên lửa mới vào đúng các thời điểm nhạy cảm như: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sang thăm Mỹ; tập trận chung Mỹ – Nhật – Hàn. Gần đây nhất là vụ thử tên lửa trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Washington.

Phương án 2: Trị tận gốc rễ vấn đề

Đưa ra một góc nhìn khác, nhà nghiên cứu Anthony Ruggiero của hiệp hội Quốc phòng và Dân chủ nhận định, Mỹ cần tiếp tục trừng trị mạnh tay hơn đối với các ngân hàng và công ty Trung Quốc bị nghi ngờ viện trợ cho Triều Tiên. Việc này cũng giống như hình phạt kinh tế dành cho các ngân hàng châu Âu khi có mối liên hệ với Iran.

Xem thêm >>> Mỹ ‘phủ đầu đòn thương mại’ trước cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình?

Lựa chọn thứ 3: Hành động quân sự

Trong chuyến thăm tới các quốc gia Đông Á hồi tháng Ba, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định, Mỹ đang cân nhắc sử dụng biện pháp quân sự để đối phó với Triều Tiên nếu bị khiêu khích.

Theo các nhà phân tích, hiện nay, Mỹ đang sở hữu hỏa lực áp đảo so với Triều Tiên. Tuy nhiên, nếu không may có một cuộc xung đột quân sự xảy ra, thì nước “hàng xóm” Hàn Quốc, đồng minh lâu năm của Mỹ sẽ chịu tổn thất nặng nề nhất.

“Mọi thứ đều có thể xảy ra, nhưng các bên cần cân nhắc những rủi ro sẽ phải hứng chịu so với kết quả mong muốn đạt được”, Carl Schuster, Giáo sư đại học Thái Bình Dương Hawaii cảnh báo. Ông Schuster cũng là cựu Giám đốc trung tâm Tình báo Sở Chỉ huy Hoa Kỳ – Thái Bình Dương.

Theo CNN, trong một báo cáo được công bố vào tháng 5/2016 tổ chức Phân tích Địa chính trị Stratfor cho biết, Mỹ có thể tiến hành một “trận mưa” tên lửa xuống Triều Tiên với hơn 600 tên lửa hành trình và bom thông minh.

Ngoài ra, các loại vũ khí có thể được gắn trên máy bay ném bom tàng hình B-2 và chiến đấu cơ F-22 Raptor, tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio, tàu tuần dương, tàu khu trục.

Hiện nay, Mỹ sở hữu lực lượng quân sự áp đảo so với Triều Tiên (Ảnh: CNN).

Tuy nhiên, báo cáo của tổ chức Stratfor cũng phân tích, nếu Bình Nhưỡng đáp trả bằng một loại vũ khí hạt nhân xuống lãnh thổ Hàn Quốc, hoặc Nhật Bản sẽ gây ra hậu quả không thể tưởng tượng nổi.

Theo Leon Sigal, Giám đốc dự án An ninh Hợp tác Đông Bắc Á thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội New York, Tổng thống Trump vẫn còn có một vài lựa chọn quân sự an toàn hơn. “Mỹ có thể dùng biện pháp ngăn chặn không cho bất kỳ con tàu nào đến và rời khỏi vùng biển Triều Tiên. Hay Mỹ có thể sử dụng các tàu chiến trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis để bắn hạ bất kỳ tên lửa nào của Triều Tiên, nếu nước này tiếp tục phóng thử tên lửa trong tương lai”, ông Leon Sigal gợi ý.

Xem thêm >>> Syria: Nghi vấn tấn công bằng khí độc, nhiều trẻ em thiệt mạng

Phương Anh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.