Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hành thiền vô điều kiện. Trải nghiệm thiền tự nhiên
Monday, November 17, 2014 23:49
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0
Từ nhà riêng đến khóa thiền, thiền viện và làng thiền
Đó là vào 07/2014, tôi đang hành thiền tại thiền viện Shwe Oo Min, ở ngoại ô thủ đô Rangoon. Chỉ còn khoảng vài tuần nữa trước trước khi kết thúc chuyến đi đã kéo dài hơn hai tháng tại Miến Điện thì xảy ra một trải nghiệm lạ lùng. Trong một buổi thiền, một vị sư áo đỏ hiện ra và nhắn tôi gặp thiền sư Ashin Tejaniya để chia sẻ với ngài một điều. Thiền sư Ashin Tejaniya dạy rằng vạn vật là đối tượng, còn nhà sư áo đỏ dạy tôi rằng hãy để mọi đối tượng mất đi. Rõ ràng đây không phải giấc mơ, vì năng lượng của vị sư áo đỏ quá mạnh, làm tôi tràn ngập hạnh phúc cả ngày hôm đó, mặc dù lúc đó tôi chưa biết ngài, cũng không hiểu thông điệp của ngài.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1kYUJnRUtSSnVOdy9WR3Jwd1BwaTZsSS9BQUFBQUFBQVI5Zy85ckRCVHA1WUN1VS9zMTYwMC9jaHVhLXZhbmcta3lhaWtodGl5by5qcGc=
Nghe chuyện này, cô học trò đã rủ tôi qua thiền viện Shwe Oo Min đưa ngay cho tôi một cuốn sách của một thiền sư Miến Điện, ngài Ottamasara. Cô bé, đã đi nhiều thiền viện Phật giáo nguyên thủy nói với tôi rằng cuốn sách đến với mình như một cái duyên dưới một sự dẫn dắt. 
Tư tưởng của Ottamasara rất căn bản, trùng hợp với những điều tôi đã trải qua, đã nghiền ngẫm, đã viết, đang giảng dạy và đang tư vấn. Là người đọc và viết khá nhiều, ấn tượng của tôi về cuốn sách thực bình thường. Thậm chí tôi cho rằng không phải ai cũng hiểu cách viết của Ottamasara, nếu họ thiếu trải nghiệm hoặc cần một cách diễn giải khác. (Sau này đọc nguyên bản tiếng Anh những bài chép các buổi nói chuyện của thày bởi những người ở bên Ottamasara nhiều năm, tôi thấy rằng chúng chứa một sự thấu hiểu sâu sắc hơn hẳn bản dịch tiếng Việt tôi được đọc ngày ấy)
Cũng cô học trò này đã giúp tôi đến với khóa thiền Vipassana 10 ngày đầu tiên với thày Goenka vào tháng 09/2013. Tôi cũng đã có những trải nghiệm vô cùng sâu sắc trong khóa thiền này. Tôi phát hiện ra căn nguyên tiền kiếp khi quan sát cơn đau bụng. Tôi hiểu ra quy luật tâm thức đằng sau pháp thiền này. Vào buổi thiền cuối cùng, khi mọi người được yêu cầu rải tâm từ, tôi chưa kịp làm gì thì đã thấy một luồng năng lượng ập tới, thế là tôi khóc nức nở. Bước ra khỏi thiền đường, tôi thấy những luồng hào quang lớn của vài tinh thần vĩ đại xuất hiện sững sững trong không gian ngay trước mắt tôi.
Trước đó một vài năm tôi chỉ tự thực hành thiền tại nhà riêng. Tôi có rất nhiều trải nghiệm từ tuyệt diệu đến chán nản. Tôi hoàn toàn không hiểu chuyện gì thực sự xảy ra trong khóa thiền Vipassana đó. Chỉ biết rằng một tuần sau đó, tôi đã nộp đơn thôi việc để chuyên tâm vào giảng dạy tâm linh.
Tháng 08/2014 như một lời mời, ai đó lại đặt một bản giới thiệu về ngôi làng Thabarwa của thiền sư Ottamasara ngay trước cửa phòng tôi. Chính cô học trò này đã nhìn thấy, nhặt lên và chuyển nó lại cho tôi. Tôi đọc nhưng lý trí vẫn tiếp tục cưỡng lại việc đi đến ngôi làng.
Tôi đã tham gia các khóa tu thiền của Phật giáo nguyên thủy theo dẫn dắt của tâm thức thiền trong các buổi hành thiền một mình hoặc tập thể. Trong những giờ thiền cuối cùng tại Shwe Oo Min, thông điệp tâm thức về việc cần gặp Ottamasara trở nên rất rõ nét. Tôi thực lòng vẫn muốn đến các thiện viện nơi dạy những kỹ thuật chưa biết hoặc khác biệt. Tôi vốn là người thích trải nghiệm phong phú, có thể dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức. Tôi không hề biết rằng “đổi thay” chính là điểm chốt trong phương pháp của Ottamasara mà chỉ khi nào đã ở trong luồng chảy đó, không phải khi nghe giảng pháp hay đọc sách, tôi mới ngộ.
Thabarwa
Ngay khi, tôi quyết định đi Thabarwa, ngài quản lý của Shwe Oo Min đã nhờ người bên đó đón tôi và sắp xếp chỗ ăn ở, một thiền sinh cùng trường cho tôi tiền, hai người Myanmar thuê xe và dẫn tôi đến đó. Thế là tôi có mặt ở ngôi làng Thabarwa vào một ngày đầu tháng 08/2014.
Đó là một ngôi làng với khoảng 26 nghìn cư dân và hơn một trăm tình nguyện viên. Người nghèo, người già, người bị bệnh nan y, người ngoài lề xã hội đến đó để được cung cấp nơi định cư. Dân làng đều nghe giảng pháp qua hệ thống loa đài hoặc tại phòng thiền chung của ngôi làng, nơi Ottamasara thiền và giảng pháp hàng ngày. Phần lớn người dân hành thiền tại nhà riêng hoặc khu ở của mình vì chỗ đó xa phòng thiền trung tâm, hoặc vì họ vẫn phải lao động kiếm sống cả ngày hoặc là họ quá yếu mệt.
Ở Thabarwa, có khoảng một trăm người quan tâm đến mô hình cộng đồng tâm linh và thiện nguyện đến đó ở thường xuyên để giúp đỡ thiện nguyện.
Việc đầu tiên của tôi khi đến Thabarwa là lấy hết tiền trong ví ra để cúng dường. Tôi chẳng còn một xu dính túi trước khi đi đến nơi này, số tiền tôi có là do một thiền sinh khác cho tôi vô điều kiện, nên tôi lại cho đi vô điều kiện. Tôi biết mình sẽ được cung cấp nơi ở, thức ăn, thậm chí được đưa ra sân bay miễn phí. Tất cả những gì tôi hay bất kỳ người khách xa lạ nào được hưởng miễn phí ở đây đều là nhờ tiền cúng dường và lao động tình nguyện.
Ở Myanmar có rất nhiều thiền viện và hành thiền rất được coi trọng. Theo truyền thống Phật giáo ở quốc gia này, thiền sinh được ăn ở miễn phí tại thiền viện, nơi họ sẽ hành thiền nhiều ca thường từ 4h sáng đến 8, 9h tối, trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Thiền sinh chỉ thiền, thiền và thiền mà thôi. Việc chuẩn bị đồ ăn, những điều kiện sinh hoạt căn bản đều do tinh nguyện viên thực hiện dựa trên đóng góp thiện nguyện.
Tuy nhiên, người hành thiền chủ yếu là người đã xuất gia hoặc cư sỹ không có nhiều vướng bận gia đình và mưu sinh. Người nghèo, người bệnh và người ngoài lề xã hội không được hưởng lợi ích của tu tập thông qua nghe pháp và hành thiền bởi vì họ phải đầu tắt mặt tối với miếng cơm, manh áo, con cái và bệnh tật.
Thabarwa khác xa với những trung tâm thiền của Myanamar và khắp nơi trên thế giới. Ottamasara đi xa hơn rất nhiều so với phần lớn thiền sư Miến Điện khi sẵn sàng cung cấp nơi ăn, chốn ở và một môi trường hành thiền vô điều kiện bất kỳ ai đến với ông để hỏi xin sự giúp đỡ, chứ không phải xin thiền.
Ngài Ottamasara
Cách đây nhiều năm, Ottamasara khi đó là một ông chủ đã được thức tỉnh tâm linh sau khi tham gia một số khóa thiền. Nhận thức được vấn đề của các thiền viện và của xã hội Myanamar, Ottamasara đã chủ động tìm đến từng nhà dân bình thường và gặp gỡ những người ngoài lề xã hội để hướng dẫn thiền và giảng pháp. Từ bỏ toàn bộ hoạt động kinh doanh và cuộc sống đời thường, ông dành hết tiền và thời gian cá nhân để đi chỗ này đến chỗ khác giúp đỡ những đối tượng không có chỗ trong các thiền viện ở một đất nước tràn ngập thiền viện miễn phí.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1mRnUxcTVlVDE5VS9WR3JxY3pEc3ZVSS9BQUFBQUFBQVI5cy9mWjNlY3ZUMEZLWS9zMTYwMC9PVFRBTUFTQVJBLmpwZw==
Ngài Ottamasara – ở vị trí thứ 2 từ bên trái tấm ảnh
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy16bG9PSlRCUnMzQS9WR3JxY18yM2NzSS9BQUFBQUFBQVI5dy9PNjVHUVVDOVFkUS9zMTYwMC9PVFRBTUFTQVJBJTJCMi5qcGc=
Phái đoàn Việt Nam sang thăm trung tâm của ngài Ottamasara
Ông đưa ra nguyên lý giúp đỡ và hành thiện không ngừng, không chấp vào bất kỳ thời gian, nơi chốn, phương pháp, đối tượng nào và ông đi đầu trong việc thực hành nguyên lý đó.
Càng ngày càng có nhiều người muốn bỏ chỗ ở, bỏ công việc, bỏ tài sản, đi theo ông để được nghe giảng pháp và thiền, hoặc giúp đỡ ông nhưng ông không có địa điểm cho họ. Để tiếp nhận những đối tượng này, trường thiền đầu tiên nằm trong một tòa nhà văn phòng ở thủ đô Rangoon được thành lập và sau đó là ngôi làng Thabarwa.
Những đối tượng như người nghèo, đến mức chẳng có nhà cửa và công việc, người mắc bệnh nan y, rất nặng như HIV hay bại liệt, và cả tệ nạn xã hội như nghiện ngập, trộm cắp, người bị gia đình bỏ rơi, trong đủ mọi tình trạng từ già yếu sắp chết …là cư dân chính của ngôi làng đông hàng vạn người này.
Đông thứ hai nhưng thực chất chỉ có khoảng trăm người là đội ngũ tình ngyện viên, tự nguyện đến ở và làm việc tại ngôi làng. Họ cũng sinh hoạt trong những điều kiện kiểu phòng trọ tập thể, chật, tối, bẩn và đơn giản đến khó hiểu với người Việt Nam.
Bản thân Ottamasara cũng chia sẻ tất cả những điều kiện sinh hoạt với những người ông giúp. Ông không trầm mặc hay béo tốt như nhiều thiền sư khác, mà gày còm, viêm họng thường xuyên và bận túi bụi.
Hành thiền để xin chỗ ở
Thật hiếm hoi ở Myanmar và có lẽ trên toàn thế giới, có ai đó như Ottamasara đứng lên tuyên bố và thực hiện chính xác nguyên tắc rằng tất cả mọi người đều sẽ được giúp đỡ. Ai đến với khu làng đều được sắp xếp chỗ ở, hỗ trợ việc ăn uống, khuyến khích hành thiền và nghe pháp hàng ngày, không với bất kỳ chi phí nào. Thế thì đương nhiên người đổ đến xin được giúp sẽ đông như kiến.
Nhà ở tại Thabarwa được cung cấp cho những người nghèo khổ và bệnh tật tới xin một chỗ nương thân, vô điều kiện, nói đúng hơn là chỉ với một điều kiện rằng người xin được cấp chỗ ở tại ngôi làng cần có mặt để hành thiền và nghe pháp trong vòng 7 ngày ở phòng thiền chung của làng.
Phòng thiền chung là một công trình xây dựng hai tầng kiên cố, có mái tôn, nhưng không có tường bao, với sức chứa khoảng vài trăm người. Dân của khu làng đến thiền ở tầng trên, còn tầng trệt dành cho những người đến xin cấp chỗ ở tại làng. Tầng trệt chẳng có gì ngoài hai cái cầu thang lớn dẫn lên tầng trên, nên trông giống như một cái hầm trống. Cảnh sinh hoạt trong 7 ngày đầu tiên của những người nghèo dưới chân hai chiếc cầu thang này khiến tôi liên tưởng tới một khu ổ chuột dưới gầm cầu. Những cặp vợ chồng quần áo rất bẩn thỉu, hầu hết với trẻ nhỏ túm tụm với nhau. Thật khó mà biết là họ đang ăn, ngủ, hay thiền trên những manh chiếu được rải ra tạm bợ và la liệt trên sàn si măng ẩm và bẩn trong mùa mưa Myanamar. Không có bất kỳ ai dạy cho họ thiền như thế nào và cũng chẳng ai hỏi họ kết quả thiền ra sao.
Rất nhiều người nghèo khổ đến với Ottamasara vì họ biết chắc chắn ông không bao giờ từ chối giúp đỡ. Người bị bệnh nan y như AIDS hay người sắp chết được đưa đến đây bởi chính những người thân vô cảm của họ hay người lạ trông thấy họ động lòng thương cảm đều được ở lại Thewabar, vô điều kiện. Rất nhiều người vô gia cư hoặc có những chỗ ở tạm bợ, thậm chí bán nhà đang ở đi để xin được định cư tại Thabarwa đều được tiếp nhận. Có người đến xin đất làm nhà rồi lại bán đất đi lấy để lấy tiền, nhưng Ottamasara chỉ đến gặp và giảng pháp cho họ nghe.
Phần lớn người nghèo và gia đình nghèo đến với Ottamasara ban đầu chỉ để có nơi ở và cái ăn. Pháp và thiền là những khái niệm xa lạ. Nhưng sự đổi thay của họ cũng như sự phát triển của ngôi làng là một sự thật quá rõ nét. Hàng vạn người đã được đổi nhà, đổi việc và đổi cả tâm tính nhờ sống trong môi trường mà hành thiền và hành thiện trở thành sinh hoạt hàng ngày như ăn và ngủ.
Đây có lẽ là nơi hành thiền tập thể ầm ỹ nhất, đông nhất, bẩn nhất nhưng mà kỳ diệu nhất mà tôi từng đến. Ở đó chấp ngã của lý trí tan chảy, dưới sức nóng của trái tim nhân ái và hành động giúp đỡ lẫn nhau.
Anh chàng Mexico
Một trong những người đầu tiên tôi gặp ở ngôi làng này là một anh chàng Mexico cao kều, đang dọn đồ ra khỏi phòng. Để có chỗ ở cho chúng tôi, anh phải chuyển khỏi nhà khách của làng Thabarwa để đến khu khác có điều kiện kém hơn. Vớ được cô nàng vừa nói tiếng Anh vừa ngơ ngác, anh chàng rất vui mừng. Tưởng chỉ chào nhau một câu, thế mà anh chàng dừng lại ba hoa với tôi hơn một giờ. Rồi ngày nào sau khi rời phòng thiền, tôi cũng thấy anh ấy đợi sẵn, để kể cho tôi về trải nghiệm của anh ấy với việc hành thiền tại Thabarwa. Không khí ở làng thiền này quả khác xa với trung tâm thiền khác của Myanmar nơi mọi người được yêu cầu giữ yên lặng tương đối hoặc tuyệt đối.
Anh bảo tôi rằng mình là kẻ nghiện ngập và mê phụ nữ. Anh ấy đi du lịch khắp nơi và ở đâu anh ấy cũng chỉ quan tâm đến phụ nữ. Trước chuyến đi này, anh ở Thái Lan trong ngôi nhà của một người phụ nữ quen qua mạng internet. Bà ấy mời anh ta đến du lịch Thái Lan, và ở lại nhà mình thay cho khách sạn, để thử yêu nhau xem sao. Rất nhanh, chàng Mexico trẻ thấy mình không hợp với bà Thái Lan già, và thế là anh ta dứt áo ra đi.
Ở miền nam Thái Lan, anh chàng gặp mấy cô gái Hàn Quốc trẻ và thú vị hơn nhiều. Các cô lại rủ anh chàng đi chơi, anh ta thích lắm nhưng trục trặc làm sao mà không đi được. Có một bức tượng Phật ở trong một ngôi chùa tại Bangkok, gần nhà người phụ nữ già, dường như gây ra một ấn tượng kỳ lạ gì đó với anh chàng.
Anh ta cứ nghĩ mãi đến đức Phật và loay hoay một hồi thì thấy mình ở Myanmar. Tại sân bay Rangoon, anh ấy được cho địa chỉ của một thiền viện. Giống như một người nước ngoài đến trung tâm thiền để du lịch trải nghiệm, anh ta gọi điện đến thiền viện nhưng bị từ chối.
Sau đó anh có địa chỉ của Thabarwa, nơi không từ chối bất kỳ ai. Và thế là anh có mặt ở đây.
Thiền đi, trải nghiệm đi, hành động đi
Trước khi qua Myanmar, anh ta chưa thiền bao giờ. Tại Mexico, anh được vài người bạn rủ đến một trung tâm thiền kiểu Tây Tạng. Anh ngại ngùng vì thấy mình quá xấu xa để đến cái nơi thanh tĩnh và thần bí đó. Anh chưa quan tâm đến thiền, nên cứ lần lữa mãi.
Anh chàng Mexico đến gặp Ottamasara. Ngài này bảo anh “thiền đi, trải nghiệm đi, hành động đi”. Thế là anh bắt đầu ngồi thiền. Ngày đầu tiên, chân đau và người mỏi. Anh đến gặp thiền sư. Vị ấy lắng nghe rất chăm chú rồi lại bảo anh “thiền đi, trải nghiệm đi, hành động đi”. Hôm sau anh lại đến gặp thiền sư kể về những vấn đề khác. Vị ấy lại lắng nghe chăm chú và lại nói “thiền đi, trải nghiệm đi, hành động đi”. Anh lại tiếp tục. Cứ như thế vài lần nữa.
Tại phòng thiền, những người chăm chú làm việc của mình, mặc kệ người khác là cư dân của Thabarwa. Những người vừa thiền vừa mở mắt ra nhìn khung cảnh lộn xộn xung quanh hoặc hỏi han về cách hành thiền do cảm giác bị bỏ mặc, là người mới đến, thường là bị sốc trước một môi trường thiền quá khác với kỳ vọng. Anh chàng Mexico nhanh chóng thấy mình là thành viên của Thabarwa.
Anh không quan tâm phải thiền thế này hay thế khác nữa. Anh đã biết rằng thiền sư, thiền sinh và những người nghèo ngồi la liệt ở tầng trệt của phòng thiền chung, chẳng ai quan tâm phải thiền theo phương pháp cụ thể thế nào. Thế mà họ vẫn thiền được thì vì sao anh phải quan tâm.
Anh chàng cứ đi qua hết trải nghiệm này đến trải nghiệm khác như chân đau, lưng mỏi, buồn ngủ, muốn mở mắt, buồn chán, hứng thú, suy nghĩ vẩn vơ, chẳng nghĩ ngợi gì … Mỗi lần định dừng thiền hay chán nản thì anh lại nhớ câu nói của Ottamasara “thiền đi, trải nghiệm đi, hành động đi”. Và anh lại tiếp tục.
Một phần của anh bắt đầu quan sát trải nghiệm của mình và suy tư về chúng, mặc dù một phần khác vẫn cứ tiếp tục đủ thứ đau, mỏi, vui buồn và nghĩ suy. Có một sự biết, sự hiểu càng ngày càng sâu đến một cách tự nhiên sau các trải nghiệm càng ngày càng nhiều lên. Có một sự lắng đọng vào bên trong khi anh quan sát và suy ngẫm về chính mình.
Anh bỗng nhìn nhận lại cả quãng đời đã qua với đầy các sự kiện – tuổi thơ, mẹ cha, học hành, công việc, yêu đương, du lịch …Trước đây, anh chưa bao giờ đặt câu hỏi về cuộc sống của cá nhân, đơn giản chỉ mê mải chạy theo nó. Bây giờ anh thấy anh không thực sự hiểu cuộc sống của mình, anh cũng không thực sự yêu thích nó. Anh muốn thay đổi.
Lúc mới đến Thabarwa anh nghĩ mình sẽ chỉ ở đó ngó chơi vài ngày. Nhưng anh đã ở lại một tuần và anh hủy toàn bộ kế hoạch du lịch của mình, với ý định sẽ ở lại đây một tháng.
Hành thiền và hành thiện là việc cần thiết. Phương pháp và Niết Bàn, khi cản trở việc hành thiền và hành thiện, chỉ là tên gọi của những ham muốn bản ngã gắn với nơi chốn và cách thức.
Anh nói với tôi rằng anh cảm ơn Ottamasara rất nhiều. Với anh, vị thày này là đức Phật. Nhờ người thày dạy không dạy, mà anh chàng học mà không học được thiền mà không thiền hàng ngày. Nếu gặp phải thày khác, chắc hẳn anh sẽ không bao giờ hành thiền mà chỉ nhét thêm vài khái niệm hay kỳ vọng vào đầu mà thôi.
Thực hành buông bỏ
Khẩu hiệu ở Thabarwa là làm cái ta cần, không phải cái ta muốn, mà đã không có ham muốn, thì cũng không còn mối quan tâm về nơi chốn, cách thức, đối tượng, tên gọi, … Mọi người ở đó đều thực hành khẩu hiệu đó thông qua việc hành thiền và giúp đỡ lần nhau trong bất kỳ điều kiện nào. Dân làng được Ottamasara hướng dẫn rằng hành thiền và hành thiện liên tục không ngừng, không nghỉ là cách tu tốt nhất. Họ làm theo vì niềm tin.và vì thấy kết quả rõ nét ở người đi trước.
Bây giờ ngày nào anh chàng Mexico cũng tham gia đủ mọi hoạt động của khu làng, liên tục quan sát và liên tục xoay xở mà không hỏi làm thế nào nữa. Một ngày anh chặn tôi lại để kể về trải nghiệm đi bát, nghĩa là cùng đoàn tu sỹ của Thabarwa đi khất thực theo truyền thống của Myanmar. Anh cầm bát và bước đi y hệt như những vị tăng khác trong đoàn và rất ngạc nhiên khi không nhận được chút thức ăn nào. Nhận ra sự bối rối và lo lắng của anh khi cố gắng bắt chước cho giống những người khác hơn nữa nhưng vẫn thất bại, một vị sư đã dừng lại, chỉnh tư thế và cái bát của anh một chút. Bỗng nhiên, những người đi đường mỉm cười và đồng loạt cho anh thức ăn. Anh chợt nhận ra những thói quen và kỳ vọng ăn sâu trong mỗi người đã ngăn cản họ tự kết nối với chính mình và kết nối với người khác ra sao. Anh cảm nhận được sự chia sẻ và xúc động vì lòng biết ơn.
Tôi thấy anh đã giữ được sự quan sát, sự suy ngẫm về bản chất tâm thức của các hiện tượng bên ngoài. Anh đã quay vào bên trong ngay cả khi đi ra bên ngoài. Anh đã giữ được chánh niệm trong cuộc sống bình thường. Anh đã giữ được tâm thiền ở bên ngoài phòng thiền. Anh đã thực hành thiền vô điều kiện.
Ottamasara bảo mọi người hành thiền liên tục nhưng không chỉ phương pháp cũng chẳng phân tích về tâm thiền. Ông chỉ tạo ra một phòng thiền và lịch thiền hàng ngày. Ottamasara bảo mọi người hành thiện không ngừng, nhưng cũng chẳng hướng dẫn hành thiện như thế nào. Ông bảo “làm chỉ là làm thôi”, “thiền chỉ là thiền thôi”, “trải nghiệm chỉ là trải nghiệm thôi”, chẳng có thiền thế này thế khác, trải nghiệm thế này thế khác.
Với hàng vạn người nghèo khổ từng ngày từng giờ đối mặt với ăn, mặc, ở và những dòng người tiếp tục đổ đến xin giúp đỡ do nguyên lý giúp đỡ vô điều kiện của Ottamasara, ngôi làng Thabarwa trở thành một môi trường hành thiện và hành thiền đầy thách thức và biến động.
Bởi vì quá nhiều việc để làm và quá nhiều người cần giúp, mỗi người đều phải tự giúp mình, sẵn sàng nhận giúp đỡ và cho đi sự giúp đỡ không điều kiện. Mỗi cá nhân phải giữ vững sự quan sát và nỗ lực làm những việc cần thiết nhất. Mỗi người tự buông bỏ dần những quan kiến cá nhân như sở thích, kỳ vọng, kinh nghiệm, kế hoạch cùng nỗi ám ảnh phải kiểm soát những thứ cụ thể như thời gian, nơi chốn, các thức, đối tượng.
Ottamasara không dạy về vô ngã hay chấp ngã. Ông chỉ làm gương và dẫn dắt người khác theo ông để hành thiền và hành thiện. Khi hành động liên tục trong mọi hoàn cảnh … con người tự trải về cuộc đời, tự hiểu về vô thường và tự buông chấp ngã. Hành thiền và hành thiện vô điều kiện do đó chính là con đường tu tâm tốt nhất.
Mục đích cuộc đời
Anh chàng Mexico nói với tôi rằng bức tượng Phật trong căn phòng khách ở Thabarwa nhắc nhở anh điều gì đó, y như là bức tượng Phật anh đã gặp ở Thái Lan. Thế là, ngày nào anh chàng gốc thiên chúa giáo đã cải sang tôn giáo của người Maya cũng quỳ lạy đức Thích Ca để xin ngài cho biết mục đích cuộc đời. Anh bảo với đức Phật rằng “Tôi không cần mục đích của tôi, hãy cho tôi mục đích của ông”.
Tôi đùa rằng đức Phật gửi tôi đến để giúp anh, mà trong lòng vô cùng xúc động. Một tâm hồn tha thiết hướng thượng và buông bỏ chấp ngã mới có thể thốt ra câu nói ấy. Hôm đó, tôi đã ngồi thiền cùng với anh để giúp anh kết nối với siêu thức. Anh ấy nhận được thông điệp rằng mình sẽ là một nhà chữa trị hàn gắn. Anh còn nhận được hình ảnh tương lai về một buổi thiền tập thể mà tôi ngồi giữa. Tôi hiểu thông điệp của nó là tôi sẽ cần dạy thiền nhiều hơn. Hình như đức Phật cũng gửi anh đến để giúp tôi. Đúng hơn là chúng tôi được gặp nhau để giúp nhau nhờ sư trợ duyên của đức Phật.
Tôi đã gặp rất nhiều người đến với tôi để hỏi về mục đích cuộc đời của họ. Nhưng điều mà họ thực sự bị ám ảnh không phải ý nghĩa cuộc đời mà là “cách thức đảm bảo thành công của bản thân”. Họ không cần có thêm mục đích cùng cách thức, mà phải bớt đi sự ích kỷ cùng chấp ngã.
Ottamasara không dạy về vô ngã hay chấp ngã. Ông chỉ làm gương và dẫn dắt người khác theo ông để hành thiền và hành thiện. Khi hành động liên tục trong mọi hoàn cảnh … con người tự trải về cuộc đời, tự hiểu về vô thường và tự buông chấp ngã. Hành thiền và hành thiện vô điều kiện do đó chính là con đường tu tâm tốt nhất.
Học mà không học
Tôi chợt hiểu vì sao chuyến đi học thiền kết thúc tại Thabarwa, và hình ảnh tương lai về một buổi dạy thiền.
Trong một buổi thiền tháng 05/2014, tôi nhận được thông điệp đi Myanmar. Tôi dừng hết công việc giảng dạy và dẫn thiền, chữa trị hàn gắn và có mặt ở Myanmar tháng 06/2014.
Tôi bắt đầu cuộc phưu lưu ở một thiền viện có cách dạy dỗ vừa chi tiết và vừa hàn lâm về phương pháp và trải nghiệm thiền mà các thiền sinh cần phải đi qua. Tôi được chứng kiến hàng loạt vấn đề của các thiền sinh, xuất phát từ sự mất cân bằng tâm lý và sức khỏe, do có quá nhiều kỳ vọng cùng thất vọng, sợ hãi cùng thích ghét, phân tích cùng so sánh, đặc biệt là sự căng thẳng do chú tâm. Hành thiền biến thành ham muốn đi lên Niết Bàn và ám ảnh tìm kiếm ánh sáng.
Một ngày giữa phòng thiền đẹp đẽ, đầu óc trở nên hoang mang dữ dội trong một cơn lũ những phân tích và phán xét về phương pháp thiền được dạy, tôi đã hỏi đức Thích Ca rằng “Cha ơi, thế con cần thiền cách nào và con phải làm gì đây ?” Tôi không hiểu vì sao tôi được dẫn dắt đến nơi này chỉ để hoang mang. Cả phòng thiền biến thành vàng kim khi nhận một cơn thác năng lượng tuyệt đẹp từ trên đổ xuống. Đó là một cơn lốc mạnh mẽ, của lớp lớp xoáy trôn ốc hình tròn, chứa những hình tam giác bên trong. “Tất cả đều là một”. Tôi biến thành nước mắt.
Tôi như được hồi sinh khi đến Shwe Oo Min, nơi chỉ dạy nguyên lý quan sát tự nhiên và chỉ ra cái gì không phải là tâm thiền. Ở đó, tôi đã thiền cùng một vị sư. Gặp cha Thích Ca và mẹ Quán Thế Âm, người ấy hỏi phải học thiền thế nào và được trả lời rằng tôi (Huongclass) sẽ dạy. Quá sốc, tôi bèn xin hướng dẫn. Nụ cười của Thích Ca rất ấm áp. Nụ cười của Quán Thế Âm thì dịu dàng. Nhưng cả hai đều im lặng. Đã quen với sự im lặng và những nụ cười này, nên tôi cũng không hỏi nữa tuy thắc mắc vẫn còn nguyên.
Một ngày mẹ Quán thế âm bất ngờ dặn tôi “Tất cả đều phải học buông bỏ” rồi nhắn nhủ tôi gặp Ottamasara. Cuối cùng tôi cảm nhận như được trở về nhà ở Thebarwa, nơi đi rất xa trong việc thực hành buông bỏ sự bám víu vào phương pháp và cùng với nó là chấp ngã trong hành thiền.
Nếu không tự bắt đầu thực hành thiền một cách ngẫu hững mà như sắp đặt. Nếu không đi qua các trường thiền theo một trình tự vô tình mà như được dẫn dắt. Tôi đã không đủ mở lòng cho mọi trải nghiệm xảy ra cũng như đủ sức buông bỏ trong việc hành thiền và dạy thiền.
Thabarwa giúp tôi nhận ra cái vòng tròn mà tôi đã đi từ giây phút đặt chân đến Myanmar đến lúc đó : Chấp ngã – Trải nghiệm vô điều kiện – Buông bỏ. Đây cũng là cái vòng tròn tôi đã đi từ ngày đầu tiên ngồi khoanh chân, nhắm mắt và tự hỏi thiền là gì cho đến hôm nay. Đó cũng la vòng tròn luân hồi, vòng tròn tiến hóa.
Dạy mà không dạy
Là người tự hành thiền, tôi đã mày mò rất nhiều phương pháp khác nhau, và đã đi qua rất nhiều trải nghiệm khác nhau. Tôi nhận ra rằng điều quan trọng là thực hành thiền và trải nghiệm trạng thái thiền một cách tự nhiên như chính bản thân mình, chứ không phải là biết cách thiền như thế nào và tìm kiếm một trạng thái thiền ra sao.
Đúng là mỗi người có căn cơ khác nhau, nên phù hợp hơn với một số phương pháp thiền khác nhau. Tuy nhiên, không phải sự may mắn tìm được kỹ thuật tốt nhất giúp việc hành thiền thành công, mà nỗ lực thực hành đều đặn nhưng tự nhiên sẽ đưa một người đến những pháp thiền phù hợp. Phương pháp sẽ tìm người, chứ người không cần tìm phương pháp. Việc này sẽ xảy ra một cách tự nhiên, khi tâm thiết tha học hỏi.
Khi bắt đầu hướng dẫn những người khác thực hành thiền, tôi suy nghĩ rất nhiều về việc nên chọn phương pháp nào cho cả nhóm đây. Người chưa thiền bao giờ thì kỳ vọng rằng họ đến với tôi để học một phương pháp thiền nào đó, rồi sẽ bắt đầu thực hành thiền. Người đã thiền rồi thì kỳ vọng rằng họ đến với tôi để học một phương pháp mới và thực hành nó để có trải nghiệm tốt hơn những gì họ đã có.
Nhưng cũng chính trong giai đoạn đầu này, người học chẳng nên quan tâm đến phương pháp, mà chỉ cần chuyên tâm thực hành. Tâm mong cầu, tâm kỳ vọng, tâm sợ hãi, tâm phân tích sẽ ngăn cản họ tìm về với bản chất tự nhiên của chính mình. Tâm chấp ngã về tư thế, thời gian, địa điểm, đặc biệt là phương pháp sẽ ngăn cản thiền sinh đến với bản chất tự nhiên của thiền.
Tôi cũng phát hiện ra rằng phần lớn mọi người đến với các buổi thiền của tôi đã thực hành thiền rất thuần thục trong tiền kiếp, khi mà họ chẳng có thày. Một ngày ở nhà họ đơn giản nhắm mắt. Hoặc một ngày họ lên núi, ngồi cạnh một cái cây. Và họ thiền. Thế thôi. Thiền dường như là việc tự nhiên giống như hơi thở mà trong tiềm thức ai cũng biết.
Phương pháp thiền của tôi là không có phương pháp. Nói một cách bóng bảy là thiền tùy duyên, còn nói cách thẳng thắn theo ngôn ngữ vi diệu pháp là trải nghiệm thiền vô điều kiện. Nói như cách của tôi là thiền tự nhiên. Cùng những người thấy cần phải thiền, chúng tôi cùng thiền. Rồi chúng tôi cùng chia sẻ trải nghiệm thiền của cá nhân mình, và cùng hiểu ra mình là như thế và thiền là như thế.
Tự thực hành thiền không theo hẳn phương pháp chặt chẽ nào là việc tự nhiên với hầu hết những người hành thiền lâu năm. Nhưng nếu không gặp Ottamasara thì tôi cứ tưởng trên thế giới chẳng ai dạy thiền theo phương pháp đó. Cho nên tôi đã rất ngần ngại khi dạy thiền.
Thiền mà không thiền
Tôi ngạc nhiên khi được nghe những tình nguyện viên kể về thời gian Ottamasara đi từ gia đình này đến gia đình khác để giảng pháp, như là tôi bây giờ đi từ tỉnh này đến tỉnh khác dạy về con người và tiến hóa đa chiều.
Tôi càng ngạc nhiên hơn, khi cầm bản thảo cuốn sách đang viết dở của ngài có tiêu đề là. .. Buông bỏ.
Suy cho cùng phương pháp dạy thiền qua trải nghiệm trực tiếp mà không giải thích trước về kỹ thuật cũng có nhiều điểm tương đồng với phương pháp dạy thiền tự do của tôi, về bản chất đều thống nhất với nguyên lý “nhận thức hiện thực như nó đang là” mà đức Thích Ca đã dạy, dù Ottamasara là thiền sư còn tôi là chỉ người đi ngang qua thiền viện.
Những con đường khác nhau nhưng tất cả đều là một. 
Tất cả đều là một
Tôi đã nghĩ, nghĩ mãi về thông điệp “Tất cả đều là một” của cha Thích Ca. Tôi đã thử xoay xở nhiều phương pháp thiền trong thời gian bế tắc ở thiền viện đầu tiên, tự an ủi mình rằng cách thiền nào cũng thế. Rồi tôi lại tự vấn bản thân rằng nếu mọi cách thiền đều như nhau, sao tôi không thiền được theo phương pháp được giảng dạy chi tiết ở đó.
Tôi đã nghĩ, nghĩ mãi về thông điệp “Tất cả đều phải buông bỏ” của mẹ Quán thế âm. Tôi đã làm tan biến từcơ thể, xúc cảm, tình cảm, lý trí, và cuối cùng chính bản thân tôi nữa qua các buổi thiền. Và chính trong giây phút hòa nhập vào vạn vật quanh mình, tôi thấy rõ ràng tôi là cơ thề vật lý, là xúc cảm, là tình cảm và là lý trí của tôi. Tôi đã ảo tưởng về một trải nghiệm tâm không, sau cùng mọi trải nghiệm.
Và thế là, tôi lại quay về tự thiền theo cách của tôi.
Đó chính là vòng tròn cuộc đời, từ đứa trẻ trở về đứa trẻ. Đó là vòng tròn tiến hóa, từ tự nhiên trở về tự nhiên. Tất cả đều là một.
Đó chính là mục đích của thiền, từ vô ngã trở về vô ngã. Hành thiền vô điều kiện. Trải nghiệm thiền tự nhiên.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.