Chiến tranh là bầu sữa quan trọng nhất của nền kinh tế Nam VN trước năm 1975. Nó tạo ra cuộc sống phồn vinh thật ở các đô thị miền Nam (vùng nông thôn rất nghèo khổ). Nhưng đó là nền kinh tế không nuôi nổi nó.
- Phồn vinh là thật đấy! Miền Nam VN dân số trước 1975 chừng 17 triệu, trừ số dân thuộc vùng giải phóng, còn khoảng 8 triệu người. Sở dĩ họ giàu là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính.
Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào Nam VN 1 tỉ USD. Con số đó không thấm tháp gì so với vốn nước ngoài bây giờ đầu tư vào VN – nhưng xin nhớ dân số VN nay khoảng 84 triệu. 1 tỉ USD chia bình quân cho 8 triệu người, vẫn là lớn. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính – thu nhập của họ rất cao. Cấp thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng.
Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi vãi vô khối ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí… là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam làm gì có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự.
Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800 USD/tháng. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Câu “nhất Mỹ, nhì lô, tam cô, tứ tướng” là vậy. một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ. Anh ta bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu và anh ấy có đến dăm cái tiệm như thế ở các quận Sài Gòn.
Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào… để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt v.v không trồng mía, bông – nhưng nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản… để sản xuất.
Múa thoát y tại căn cứ Mỹ trong chiến tranh VN
Các hoạt động khiêu dâm này từng được xem là giúp giải tỏa căng thẳng cho lính Mỹ trong môi trường khắc nghiệt khi tham chiến ở Việt Nam.
Với sự xuất hiện của lính Mỹ ở Việt Nam, từ năm 1965, các cơ sở giải trí kinh doanh nghề mại dâm bắt đầu hoạt động. Ảnh: Một vũ công thoát y biểu diễn tại Biên Hòa
Số lượng lính Mỹ và đồng minh tại Việt Nam nhanh chóng lên tới hàng trăm nghìn. Cùng với điều này, Sài Gòn và các đô thị lớn của miền Nam nhanh chóng lan tràn các quán rượu, hộp đêm, nhà chứa, phòng tắm hơi… phục vụ nhu cầu người Mỹ.
Theo ước tính, trong năm 1969, lính Mỹ tại Sài Gòn chi tiêu khoảng 30 triệu USD mỗi tháng (tương đương 200 triệu USD ngày nay). Khoản tiển khổng lồ này đã góp phần làm “thay đổi bộ mặt” thành phố. Ảnh: Một quán bar ở Sài Gòn thời Mỹ chiếm đóng.
Bên cạnh người Việt Nam, các vũ công khiêu gợi người Campuchia, Philippines cũng theo chân các đội quân đồng minh của Mỹ “đổ bộ” vào miền Nam.
Trong ảnh là thành viên nhóm vũ công thoát y USO của Philippines biểu diễn phục vụ lĩnh Mỹ tại căn cứ Bến Kéo (Tây Ninh).
Trang phục “hai mảnh” rất phổ biến trên các sàn diễn dành cho lính Mỹ. Khi hứng thú, các vũ công có thể cởi bỏ bớt để biến nó thành “một mảnh”, thậm chí là… không mảnh nào.
Trong một tác phẩm về chiến tranh Việt Nam, tác giả Paul Ham kể về một biểu diễn của vũ nữ ngoại tại trại lính Australia như sau: “Đột nhiên, cô gái nhỏ nhắn này giật bỏ cái xu chiêng rồi cưỡi lên vai một cảnh sát chiến đấu to như bò mộng, ngả người ra đằng sau hắn và bắt đầu làm tình giả vờ với cái cổ của tay này…”.
Các “hoạt động tinh thần” đáng lên án này từng góp phần giải tỏa căng thẳng cho lính Mỹ trong môi trường khắc nghiệt khi tham chiến ở Việt Nam.
Một hình thức hưởng lạc “tao nhã” hơn của lính Mỹ là tắm biển với gái gọi. Hình ảnh này do cựu quân nhân Mỹ Jeff Dahlstrom thực hiện ở Vũng Tàu năm 1970.
Vùng biển dành cho lính Mỹ tắm được bảo vệ nghiêm ngặt.
Thường dân bị cấm bén mảng đến vùng biển này, trừ một số ngoại lệ: đó là các cô gái có nhiệm vụ giúp lính Mỹ cảm thấy… sảng khoái và một số người bán hàng rong.
Theo http://citinews.net/