Airbus xem xét triển khai các tàu bay thế hệ mới sử dụng động cơ Hợp hạch lạnh và lực đẩy phản trọng lực
Ts. Michael E. Salla
Chủ tịch, Exopolitics Institute
|
Kỹ sư J-F. Geneste |
Lời giới thiệu: Tại
một hội thảo về công nghệ Hợp hạch lạnh được tổ chức tại ĐH Oxford ngày 10-11/1/2015, kỹ sư Jean-François Geneste (một nhà khoa học đang làm việc tại Airbus Group Innovations) đã đọc báo cáo về mối quan tâm của Airbus đến công nghệ Hơp hạch lạnh. Trong đó, ông nói rằng ông rất lạc quan về tiềm năng của công nghệ Hợp hạch lạnh trong ngành hàng không. Theo ông, “nếu phản ứng hạt nhân ở nhiệt độ thấp là có thật… thế giới sẽ thay đổi đáng kể”. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu thông tin về một mô hình tàu bay thế hệ mới của hãng Airbus – một mô hình có nhiều khả năng sử dụng các nguyên lý khoa học Năng lượng Mới như lực đẩy phản trọng lực.
Hồi tháng 10/2014, Airbus đã đăng ký bằng sáng chế đối với một tàu bay khá giống những “đĩa bay ngoài hành tinh” chúng ta hay xem trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Theo đài truyền hình Russia Today, đây là mô hình tàu bay “giống bánh donut” với các ghế hành khách được xếp thành một vòng tròn. Tờ báo Financial Times (Anh) đã công bố mô hình tàu bay mới của Airbus trong một bài viết đăng ngày 16/11/2014. Câu hỏi được nhiều chuyên gia đặt ra là liệu Airbus sẽ dùng công nghệ lực đẩy truyền thống trong tàu bay này, hay một công nghệ mới. Hình “đĩa bay” của nó sẽ hợp lý nếu họ định sử dụng một công nghệ lực đẩy sáng tạo như công nghệ phản trọng lực (antigravity).
Theo hồ sơ đăng ký bằng sáng chế của Airbus, “Phát minh này là một tàu bay có 1 khoang hình tròn dành cho hành khách. Phát minh cho phép tàu bay chịu các tải trọng lớn từ áp suất trong khoang hành khách, và đồng thời giảm thiểu nhu cầu có một đáy niêm chặt…”
Tránh một “đáy niêm chặt” trong “bánh donut biết bay” này là một sự khác biệt rất lớn so với các loại máy bay truyền thống. Theo hồ sơ đăng ký bằng sáng chế, “hành khách sẽ lên tàu bay bằng các bậc thang được sắp xếp dưới một lỗ trống trong tâm tàu bay”.
Các chuyên gia trong ngành hàng không đã tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của mô hình này. Tiến sĩ Loren Thompson, chủ tịch Học viện Lexington, đã nói với tờ báo Financial Times, “Tôi chưa hề nhìn thấy người nào đề xuất một mô hình tàu bay như thế này”. Tính hoài nghi của Thompson rất dễ hiểu nếu chúng ta xem bằng sáng chế của Airbus trong bối cảnh các công nghệ lực đẩy hiện tại. Nhưng, liệu có một công nghệ lực đẩy đột phá có thể khiến cho loại tàu bay này trở nên khả thi?
Hơn 60 năm nay, nhiều tập đoàn công nghiệp quân sự đã bí mật triển khai và đưa vào sử dụng các loại tàu bay phản trọng lực. Ví dụ, năm 1992, một số kỹ sư từng làm việc trong dự án chế tạo máy bay ném bom B-2 cho quân đội Hoa kỳ đã công bố rằng B-2 dùng điện áp cao trên hai cánh và bộ tỏa khí thải của máy bay. Theo các chuyên gia trong ngành hàng không, đây là bằng chứng rằng B-2 sử dụng các nguyên lý khoa học dựa trên “hiệu ứng Biefeld-Brown”.
Kỹ sư Thomas T. Brown đã chế tạo nhiều loại tàu bay phản trọng lực cho quân đội Hoa kỳ từ khoảng năm 1955.
Hiệu ứng Biefeld-Brown được giới thiệu bởi kỹ sư Thomas Townsend Brown vào giữa thế kỷ 20. Năm 1928, ông đã nhận được bằng sáng chế đối với một phương pháp dùng điện áp cao trong hai tụ điện bất đối xứng để giảm trọng lượng của một vật thể. Điện áp cực cao được sử dụng trên máy bay B-2 là đủ để giảm trọng lượng của nó. Điều này cho phép B-2 và một số loại máy bay bí mật khác thực hiện những thao tác trên không dường như “vi phạm các định luật vật lý”. (Để hiểu biết thêm về hiệu ứng Biefeld-Brown và công nghệ phản trọng lực, xin mời quý độc giả xem bài thuyết trình của Nhóm Năng lượng Mới Việt Nam:
“Electrogravitics”)
Năm 2002, một báo cáo nội bộ của tập đoàn Boeing được công bố dưới tiêu đề “Nghiên cứu trọng lực để tạo lực đẩy không gian tiên tiến”. Khi tạp chí quốc phòng nổi tiếng Jane’s Defense Weekly nhận được một bản báo cáo nói trên, họ bình luận rằng “Nếu việc điều chỉnh trọng lực là có thật, cả lĩnh vực hàng không vũ trụ sẽ thay đổi”.
Theo cuốn Những bí mật về lực đẩy phản trọng lực (Secrets of Antigravity Propulsion) của Ts. Paul LaViolette (2008), trước tháng 10/2007, Boeing đã hoàn thành một công trình nghiên cứu bí mật nữa về lực đẩy phản trọng lực cho quân đội Hoa kỳ. Dù Boeing đã đề xuất công khai hóa công nghệ này để sử dụng trong ngành hàng không dân dụng, nhưng phía quân đội đã không cho phép.
Khi công nghệ phản trọng lực được công khai hóa, các loại tàu bay “hình bánh donut” như trong bằng sáng chế của Airbus sẽ trở nên thông thường. Có lẽ, các kỹ sư cấp cao tại Airbus biết một số điều về tương lai ngành hàng không mà dân chúng chưa biết… và họ đang chuẩn bị cho một ngày nào đó khi chúng ta sẽ đi lại bằng “đĩa bay” thường xuyên.
Nội dung bài viết trên thuộc bản quyền tác giả
© Copyright 2014. Michael E. Salla, Ph.D. Exopolitics.org