Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bầu Hiển cam kết gì nếu mua được sân bay Phú Quốc?
Thursday, March 12, 2015 17:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Bầu Hiển cam kết sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng sân bay Phú Quốc nhằm đảm bảo giao thương thuận lợi, là đầu mối vận chuyển hành khách, hàng hóa giữa khu vực phía Nam với trong nước và quốc tế; không chuyển nhượng tài sản/quyền khai thác trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp phép.

Công ty cổ phần Tập đoàn T&T do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) làm Tổng giám đốc, vừa có đề nghị với Bộ GTVT được mua Cảng hàng không (CHK) quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc).

Bầu Hiển cam kết sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng sân bay này nhằm đảm bảo giao thương thuận lợi, là đầu mối vận chuyển hành khách, hàng hóa giữa khu vực phía Nam với trong nước và quốc tế; không chuyển nhượng tài sản/quyền khai thác trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp phép.

“T&T sẽ duy trì sử dụng lao động hiện có, cải thiện thu nhập; nâng cao chất lượng các dịch vụ để phục vụ hành khách tốt hơn”, ông Hiển tiết lộ.

Hai phương án đầu tư vào sân bay Phú Quốc mà bầu Hiển đề xuất là: mua toàn bộ tài sản sân bay hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác có kế thừa lao động.

Bầu Hiển cam kết gì nếu mua được sân bay Phú Quốc? - Ảnh 1

Công ty cổ phần Tập đoàn T&T do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) làm Tổng giám đốc, vừa có đề nghị với Bộ GTVT được mua Cảng hàng không (CHK) quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc).

Như vậy, T&T là nhà đầu tiên chính thức công khai ý định đầu tư vào sân bay Phú Quốc sau khi Bộ Giao thông – Vận tải yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam – ACV xây dựng phương án chuyển nhượng quyền khai thác cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.

Trong phần tự giới thiệu, bầu Hiển cho biết sau 20 năm hoạt động, T&T đã trở thành tập đoàn đa quốc gia với mức vốn điều lệ đạt 2.500 tỷ đồng, hệ thống hoạt động gồm 9 công ty thành viên, 4 coomg ty liên kết và nổi bật là là cổ đông chiến lược của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) – một trong 6 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, ông Đỗ Quang Hiển thường được gọi Bầu Hiển khi nắm đội bóng T&T Hà Nội.

Sân bay Phú Quốc chính thức đi vào hoạt động, thay thế sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông từ tháng 12/2012 với nhà ga được xây dựng hiện đại, có công suất hơn 2,6 triệu hành khách/năm, có thể tiếp nhận được tàu bay thân rộng loại Boeing 747- 400 và tương đương. Ngoài các đường bay nội địa, Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất đang khai thác đường bay quốc tế, chặng Phú Quốc – Singapore.

Được biết, ngoài T&T còn có ít nhất 2 nhà đầu tư khác cũng rất quan tâm tới cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, trong đó có 1 nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ muốn mua đứt luôn sân bay này.

Hiện Cục Hàng không Việt Nam (ACV) đang xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 83/2007/NĐ – CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, theo hướng bổ sung quy định về nhượng quyền kinh doanh cảng hàng không, về thẩm quyền phê duyệt hợp đồng chuyển nhượng của Bộ Giao thông – Vận tải trên nguyên tắc chỉ bán, cho thuê, nhượng quyền khai thác trong phạm vi những quyền ACV đang quản lý, khai thác.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải đã yêu cầu ACV trong tháng 4/2015 trình Bộ Đề án cổ phần hóa của Tổng công ty, nghiên cứu lộ trình trước mắt nhà nước giữ 75% vốn điều lệ sau đó giảm xuống 65% vốn điều lệ để thu hút nhà đầu tư.

ACV cũng được yêu cầu xây dựng ngay phương án chuyển nhượng quyền khai thác cảng hàng không quốc tế Phú Quốc; xây dựng phương án thí điểm nhượng quyền khai thác thương mại sảnh E và nhà ga T1 của cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho các nhà đầu tư; phương án nhượng quyền khai thác sân bay Đà Nẵng (cũ) để phục vụ hàng không giá rẻ; ây dựng kế hoạch cụ thể để đầu tư làm mới, mở rộng một số hạng mục tại các cảng hàng không, sân bay dưới nhiều hình thức đầu tư như: liên doanh, BOT, PPP (mà trọng tâm ở cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh…).

DNNN khai khác cảng hàng không phải khẩn trương phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ danh mục các công trình, dự án hàng không kêu gọi đầu tư xã hội hóa (theo phương châm xã hội hóa từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện đầu tư). Giao Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư tham mưu công bố.

Bầu Hiển cam kết gì nếu mua được sân bay Phú Quốc? - Ảnh 2

Hai phương án đầu tư vào sân bay Phú Quốc mà bầu Hiển đề xuất là: mua toàn bộ tài sản sân bay hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác có kế thừa lao động.

Sự im lặng đáng nể của bầu Hiển

Ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) là một đại gia ngân hàng có tiếng. Tên tuổi ông gắn liền với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội . Tại SHB, bầu Hiển là người có tiếng nói lớn khi nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Cùng với chức vụ, sức mạnh của bầu Hiển càng được củng cố khi ông nắm giữ lượng cổ phiếu không hề nhỏ. Theo báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2014, tại thời điểm cuối năm, bầu Hiển nắm giữ gần 26,7 triệu cổ phiếu SHB, tương ứng 3,01% vốn SHB. Theo thị giá SHB ngày 29/1, số cổ phiếu này trị giá 248 tỷ đồng.

Bên cạnh lượng cổ phiếu SHB “khủng”, sức mạnh của bầu Hiển còn được củng cố thêm rất nhiều nếu tính đến con số sở hữu của các công ty “liên quan” tới bầu Hiển.

Cụ thể, công ty cổ phần Tập đoàn T&T là cổ đông lớn nhất của SHB khi nắm giữ hơn 97 triệu cổ phiếu SHB, tương đương 10,95% vốn. T&T được biết đến rộng khắp tại Việt Nam khi tham gia bóng đá với câu lạc bộ T&T Hà Nội. Ngay cả khi chưa rõ bầu Hiển có bao nhiêu vốn tại T&T, dư luận vẫn “mặc định” xem T&T là công ty của bầu Hiển.

Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) cũng là một đơn vị “có liên quan” tới ông bầu nổi tiếng này. Cuối năm 2014, SHS chỉ còn nắm giữ hơn 15 triệu cổ phiếu SHB. Trong năm 2014, SHS buộc phải bán 7,5 triệu cổ phiếu SHB để giảm tỷ lệ đầu tư theo quy định.

Trong khi đó, T&T lại mua vào 36,3 triệu cổ phiếu SHB.

2014 không phải là năm thành công của SHB. Mặc dù giá cổ phiếu SHB có tăng trưởng nhưng vẫn lình xình dưới mệnh giá.

Và những thương vụ ‘khủng’

Trong những ngày đầu năm mới, giới đầu tư chứng xôn xao bàn luận về ông Đỗ Quang Hiển, nhưng lần này không liên quan gì tới ngân hàng, tới chứng khoán mà là về một kế hoạch lấn sang một lĩnh vực mới đầy táo bạo.

Với tiềm lực và thành công trong nhiều dự án M&A hay tái cơ cấu DN không mấy ai nghi ngờ dự định bỏ 500 tỷ đồng mua gần 100% cổ phần Cảng Quảng Ninh từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa được Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển. Tuy vậy, cũng có không ít lo ngại.

Lĩnh vực đầu tư vào cảng biển chứa đựng rất nhiều rủi ro, đầu tư ban đầu lớn, trong khi đó hàng hóa vào ra chưa nhiều, nhất hàng container còn ít, thay vào đó phần nhiều là hàng rời, hàng tổng hợp. Đây là lĩnh vực mà không ít đại gia đã phải từ bỏ ý định ngàn tỷ từ trên giấy.

Gần đây, nhiều phiên đấu giá cảng biển diễn ra buồn tẻ, thất bại. Cảng Đà Nẵng đã thất bại trong cuộc đấu giá lần đầu và đang tìm mọi cách để khởi động lại.

Cho tới giờ này, việc mua Cảng Quảng Ninh mới chỉ là kế hoạch, T&T là DN đầu tiên tỏ ý mua lại toàn bộ cổ phần tại đây. Việc thành bại ra sao vẫn cần thời gian nhưng nó cho thấy những quyết định luôn mang tính táo bạo của đại gia có xuất thân từ nhà khoa học và đang nằm trong tốp những người giàu nhất trên TTCK.

Bầu Hiển nổi tiếng với thương vụ sáp nhập để giải cứu Habubank khi ngập trong khó khăn với gánh nặng nợ xấu và những năm qua ông đã phải hao tốn sức lực tiền để để thực hiện vụ tái cơ cấu theo mô hình hợp nhất SHB và HBB.

Sau đó, thương vụ tái cơ cấu lại DN thủy sản đứng trên bờ vực phá sản Bianfishco của đại gia Diệu Hiền cũng khiến nhiều NĐT thót tim bởi khoản nợ quá lớn và phải giải quyết việc làm cho 5.000 công nhân cũng như liên quan đến sinh kế hàng ngàn nông dân. Tuy nhiên, sau hai năm, dưới tay của ông Hiển và cộng sự, Bianfishco đần lấy lại được thăng bằng để tiêp tục kinh doanh trả nợ.

Và bây giờ, với tham vọng lấn sân sang đầu tư cảng biển, sân bay, bầu Hiển lại cho thấy những bước đi âm thầm và đầy táo bạo. Và nhìn lại sự nghiệp kinh doanh của Bầu Hiển đã cho thấy đây dường như là một phong cách rất riêng của đại gia này. Ông luôn tấn công vào các lĩnh vực mới mẻ với chính mình từ kinh doanh điện tử, điện lạnh hồi đầu những năm 90, lắp ráp xe máy đầu những năm 2000 và rồi tấn công vào lĩnh vực ngân hàng với Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái hoạt động tại Cần Thơ, rồi chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm, BĐS, khoáng sản và thể thao… Nhờ đó, ông biến Tập đoàn T&T thành một đế chế trong nhiều lĩnh vực, từ BĐS, tài chính, công nghiệp cho đến thể thao.

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) được chính thức khánh thành vào ngày 15-12-2012 với tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư.

CHK này đạt tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), có đường hạ cất cánh rộng 45m , dài 3000m, có thể tiếp nhận được tàu bay thân rộng loại Boeing 747- 400 và tương đương.

Cảng có sân đậu máy bay cho 8 vị trí đậu cho máy bay A320- A321 vào giờ cao điểm. Nhà ga hành khách có diện tích 24.325 m2, công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm.

Các hạng mục quan trọng khác như đài kiểm soát không lưu, nhà ga hành khách, phòng chờ… được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.