Profile image
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Quà tặng cuộc sống
Sunday, June 21, 2015 21:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

SanCPC11
Quà tặng cuộc sống
mời bạn đọc năm bài viết mới: Chào ngày mới 22 tháng 6; Ngày mới yêu thương tin dạy và học của Hoàng Kim trên trang Tình yêu cuộc sống trong đó có mục Tiếng Anh cho em, nhắc em trau dồi ngoại ngữ thường xuyên mỗi ngày (Ngày mùa dạy và học ở Căm phu chia, ảnh tư liệu HK) ;  Bốn quyển sách mới chứa nhiều tư liệu về nghề báo của Thất Sơn đăng trên VNEspress. Về công trình Văn miếu ở Vĩnh Phúc bài viết của Giáo sư Chu Hảo nguồn BVN ; Phù sa biển của Ngô Minh bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

Hoàng Kim

Chào ngày mới 22 tháng 6. Ngày mất của bác sĩ liệt sĩ  Đặng Thùy Trâm năm 1970; Chiến dịch Barbarossa năm 1941, đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, khởi đầu Chiến tranh thế giới thứ hai; Chiến dịch Bagration năm 1944 được xem là chiến thắng vĩ đại nhất của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai; xem tiếp…

NGÀY MỚI YÊU THƯƠNG

Hoàng Kim


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Ngày mới yêu thương gồm các bài mới : Chào ngày mới 20 tháng 6; Chờ, Lâm Cúc bình thơ “Gặp” của Phan Chí Thắng; Tiếng Anh cho em. Tái cân bằng Trung Mỹ ở châu Á; Tài liệu VOA Special English. Tài liệu luyện nghe đọc và dịch thuật tiếng Anh nông nghiệp; Câu chuyên tình yêu (Love Story Piano & Violin Duet); Ban mai (nhạc phẩm yêu thích Symphony of light của Frederic Delarue – biên tập video bởi Andreea Petcu). xem tiếp…

VOA Learning English
không chỉ là tiếng Anh cho em mà còn là tình yêu cuộc sống

Tinhyeucuocsong

Agriculture Report

  • 3:03

Cocoa Smuggling Increases in West Africa
  bởi VOA Learning English

Conflicts Place Heavy Demands on World Food Program

BỐN QUYỂN SÁCH MỚI CHỨA NHIỀU TƯ LIỆU VỀ NGHỀ BÁO

Thất Sơn

VnExpress 21-06-2015 Bốn quyển sách mới chứa nhiều tư liệu về nghề báo gồm Làng báo Sài Gòn 1916-1930, Báo Quấc ngữ Sài Gòn cuối thế kỷ thứ mười chín, Trận tuyến công khai giữa Sài Gòn, Hơn cả tin tức – Tương lai của báo chí. Các ấn phẩm vừa phát hành cung cấp cho bạn đọc các tư liệu, phân tích thú vị về sự phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam lẫn xu hướng báo chí đương đại của thế giới. Các sản phẩm mới thuộc tủ sách chuyên đề “Truyền thông Báo chí  […] xem tiếp…

VỀ CÔNG TRÌNH VĂN MIẾU Ở VĨNH PHÚC

GS. Chu Hảo

Gần đây công trình Văn miếu đang xây dựng ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông. Nhưng lại một lần nữa chúng ta bị đặt trong tình thế bàn chuyện “đã rồi”: đã được chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt và cấp kinh phí để khởi công từ tháng 8 năm 2010; đã tiêu hết kinh phí dự toán là 271 tỷ VNĐ, đã dự trù bổ sung 43 tỷ nữa mà chưa chắc đã đến hồi kết. Chắc là chẳng dừng được nữa, chỉ còn có thể làm được một việc góp ý kiến để kết thúc công trình cho hợp lý và tiếp tục “mổ xẻ” rút kinh nghiệm cho các dự án trong lĩnh vực Văn hóa vốn đã đầy rẫy tai tiếng.
Một lần nữa chúng ta lại chứng kiến thảm trạng: Chủ trương đúng nhưng thực hiện sai; và sẽ không ai thực sự chịu trách nhiệm. Chủ trương phục dựng các di tích lịch sử có ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc là hoàn toàn đúng, nhưng ở dự án cụ thể này việc thực hiện là rất có vấn đề. Chẳng hạn: 1) Đây là một công trình hoàn toàn xây mới không phải trên nền một di tích Văn miếu cũ nào, và với một mô hình kiến trúc không thể biết được là kế thừa từ đâu. 2) Đã là Văn miếu, tức là miếu thờ Văn Tuyên vương (tức Khổng Tử), thì phải thờ Khổng Tử. Dựng mới một công trình thờ Khổng Tử đồ sộ như vậy, to tát và tốn kém như vậy trong bối cảnh hiện nay chắc là không hợp lý. 3) Cũng như nhiều dự án dùng ngân sách Nhà nước khác, dự án này cũng làm rất đúng quy trình, trong đó có hạng mục lấy ý kiến của dân cư trên địa bàn và của các nhà khoa học. Thế nhưng trong thực tiễn, chủ đầu tư thường chỉ là làm lấy lệ cho qua chuyện hoặc không tiếp thu bất kể ý kiến nào không thuận cho việc phê duyệt dự án đã được cấp trên có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trong bối cảnh hiện nay, khi giá trị đích thực của Khổng Tử đang được tranh luận kịch liệt chính ngay quê hương của ông thì việc hùa theo chủ trương “xuất khẩu” cái gọi là Học thuyết Khổng tử nhằm quảng bá sức mạnh mềm của thế lực bành trướng Đại Hán cực đoan ra thế giới là điều nên tránh. Cơn sốt Khổng Tử mấy năm qua ở Trung Quốc nhằm mưu đồ chính trị, thông qua việc quảng bá rầm rộ cuốn sách “Luận ngữ tâm đắc” (NXB Trẻ, 2014) của nữ Giáo sư – tuyên truyền viên trẻ tuổi Vu Đan trên chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, đã dấy lên một cuộc khẩu chiến và bút chiến quyết liệt giữa các nhà lý luận bảo vệ quan điểm chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc là tiếp tục tôn sùng Khổng Tử (phục vụ ý đồ chính trị), và những học giả khai phóng quyết một lần nữa đặt Khổng Tử vào đúng vị trí đáng có của mình (hai lần trước là vào năm 1919 với phong trào Ngũ Tứ vận động; và vào năm 1974 với phong trào phê Lâm phê Khổng do Mao Trạch Đông phát động). Độc giả có thể tìm hiểu thêm vấn đề này qua bài viết của Lưu Hiểu Ba “Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay”, đăng trên mạng ngày 2 tháng 5 năm 2015, khi bình luận cuốn sách mới xuất bản của GS Đại học Bắc Kinh Lý Linh nhan đề “Chó nhà tang – Tôi đọc Luận ngữ”. Đối với họ, Khổng Tử mà các vương triều Trung Hoa đời đời tôn sùng như một Đại Thánh không phải là Khổng Tử trong đời thật, mà do người ta nhào nặn ra. Có lẽ ông là một người chăm chỉ học hành, yêu chuộng đạo lý, không mệt mỏi truyền đạt văn hóa cổ xưa, có học vấn mà mà suốt đời đi khuyến dụ tầng lớp cai trị noi gương nhà Chu để thiên hạ thái bình nhưng không ai thèm nghe, cũng như một dạng Don Quixote, cuối đời đành quay về quê nhà và chết trong buồn tủi. Còn Luận ngữ, cũng tựa như cuốn Mao tuyển thời Cách mạng Văn hóa, hầu hết cũng là những câu nói giản dị, rút ra từ “minh triết dân gian”, đã được tán tụng thành những lời dạy tinh diệu của Thánh nhân.
Trong tình hình hiện nay, dù vô tình hay hữu ý, phụ họa chính sách dùng Khổng Tử như một “Đại Thánh Chí Thành Văn Tuyên Vương” nhằm thực hành “quyền lực mềm” của thế lực dân tộc cực đoan Đại Hán là việc làm vừa không khôn ngoan, vừa nguy hiểm.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng phải xác định lại mục tiêu của công trình. Là Văn miếu thì phải thờ Khổng Tử; nếu xây trên nền di tích cũ, với quy mô nhỏ và theo mô hình kiến trúc Viêt cổ, thì có thể là hợp lý. Nhưng nếu xây hoàn toàn mới với quy mô hoành tráng như hiện nay thì không nên coi là Văn miếu, không thờ Khổng Tử; mà nên tận dụng để làm việc khác, chẳng hạn như làm một ngôi đền chùa mới với những nội dung bên trong phù hợp.
Hội An, ngày 18/6/2015 
( Nguồn: BVN)

PHÙ SA BIỂN CỦA NGÔ MINH

 Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức, mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy. Nhưng với Phù sa biển của Ngô Minh vấn đề lại khác. Ngô Minh sinh trưởng ở một làng biển Quảng Bình, đó là điều rất quan trọng để hiểu tính cách tác giả, để hiểu được những khát vọng và những kỷ niệm mặn mà thời tuổi dại. Ngô Minh đã theo đuổi việc học từ một một trường ở làng quê, điều ấy giúp anh có một cái nhìn chân thật về bạn bè. Cuối cùng, cũng như nhiều thanh niên cùng lứa tuổi, Ngô Minh đã đi bộ đội và tham gia giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh; điều giúp tác giả có một cái nhìn tổng kết thẳng thắn về cuộc đời và cũng như những tình cảm lớn khác trong thơ. Xuất ngũ, anh lại làm thơ và chỉ làm thơ (đây là tập thơ thứ chín đã xuất bản của anh). Ngô Minh là một người biết chí tình với thơ trong cuộc sống. xem tiếp …

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.