Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Một kế hoạch chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đang được sắp đặt?
Tuesday, August 25, 2015 1:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

(Bình luận quân sự) – Theo Tiến sỹ Van Jackson, ông Kim Jong Un rõ ràng cũng nhận thức được rằng một khi quân đội của Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân đồng nghĩa với tự sát.

  Một kế hoạch chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đang được sắp đặt? - Ảnh 1

Quân đội Bắc Triều Tiên

Báo “Học giả ngoại giao” có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản ngày 24/8/2015 đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới” của tác giả Van Jackson – Tiến sỹ, học giả chuyên nghiên cứu về các vấn đề an ninh, quan hệ quốc tế tại Trung tâm Anh ninh Mỹ mới và Hội đồng các học giả nghiên cứu quan hệ đối ngoại, trong đó, ông Van Jackson đưa ra nhận định rằng Mỹ và Hàn Quốc có thể đang có kế hoạch để có thể “đánh thắng đối phương bằng một tay trong khi bàn tay còn lại để sau lưng”.

Tuần qua, một đám mây đen sặc mùi thuốc súng đã bao trùm lên bán đảo Triều Tiên sau một loạt những sự cố căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Seoul, đặc biệt là vụ đọ pháo giữa hai niềm Nam, Bắc với những cáo buộc, đổ lỗi cho nhau.

Bất chấp một thực tế là hai bên đã tham gia đàm phán cấp cao để giải quyết tình hình, đồng thời cũng đã có những tiến bộ nhất thời để hoà hoãn, nhượng bộ nhau nhưng căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ không dừng lại ở đây.

Nguy cơ về một cuộc chiến tranh rõ ràng lúc nào cũng hiện hữu trên bán đảo ở Đông Á này. Thực tế này thôi thúc hai đồng minh Mỹ và Hàn Quốc phải định hướng lại hoạt động chuẩn bị cho các kế hoạch chiến tranh có thể ập đến bất cứ lúc nào với Bắc Triều Tiên.

Tiến sỹ Van Jackson cho hay, bản thân ông ta đã từng lên tiếng cảnh báo chính quyền Mỹ cần phải chuẩn bị để ứng phó với một cuộc chiến tranh có giới hạn có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

Trong cuộc chiến tranh giới hạn này, ông Van Jackson cho rằng hai bên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân, cũng không có các chiến dịch đổ bộ xâm chiến Bình Nhưỡng.

Hai phía sẽ giới hạn các mục tiêu cụ thể của mình và sẽ cố gắng để đạt được các mục tiêu trong đó sẽ tranh tối đa việc xảy ra các hậu quả thảm khốc trên quy mô chiến lược.

Trong một cuộc chiến có giới hạn, việc hai bên duy trì được trạng thái ban đầu cũng có thể được xem là một chiến thắng chung cho cả hai phía.

Chuyên gia Van Jackson cho rằng điều này thoạt tiên nghe có vẻ vô lý bởi từ trước đến nay chúng ta thường cho rằng đã chiến tranh là một mất một còn và không có ai thèm tham chiến vì những mục tiêu ngớ ngẩn, tủn mủn.

Thực tế thì không hẳn như vậy trong một cuộc chiến tranh có giới hạn – Tiến sỹ Van Jackson nói.

Theo vị chuyên gia, những năm gần đây, trên bán đảo Triều Tiên thường xảy ra các “cuộc khủng hoảng mini” và đây là dấu hiệu cho thấy một chiến trang giới hạn đang có thể tới gần.

Không ai muốn chiến tranh hạt nhân, ngay cả Kim Jong Un

  Một kế hoạch chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đang được sắp đặt? - Ảnh 2

Quân đội Hàn Quốc

Tiến sỹ Van Jackson nói rằng, tất cả các chuyên gia nghiên cứu sâu về vấn đề Triều Tiên mà ông đã từng gặp gỡ, trao đổi đều có chung một nhận định rằng mục tiêu căn bản của Bắc Triều Tiên là duy trì thể chế hiện nay ở miền Bắc.

Tất cả các chuyên gia đều tin rằng ông Kim Jong Un muốn làm điều đó và không ai có thể đoán được nhà lãnh đạo trẻ tuổi này có thể làm thêm những gì.

Theo Tiến sỹ Van Jackson, ông Kim Jong Un rõ ràng cũng nhận thức được rằng một khi quân đội của Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân thì cũng là lúc chế độ do ông sẽ phải gánh chịu thảm hoạ.

Thậm chí ngay cả việc tấn công Seoul hay xâm phạm lãnh thổ Hàn Quốc thôi cũng đủ để chính quyền của ông Kim Jong Un sụp đổ do đối phương đáp trả (trong đó có lực lượng Mỹ).

Chính vì vậy, theo học giả Van Jackson, ông Kim Jong Un sẽ không dại dột gì mà hành động hấp tấp hay sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt bởi đó là những quyết định tương tương với hành động tự sát.

Sẽ không có chiến tranh tổng lực

Theo vị chuyên gia, Bắc Triều Tiên sẽ không theo đuổi các hành động cực đoan giống như những gì các phương tiện truyền thông do nhà nước Bắc Triều Tiên quản lý vẫn thường loan báo, đăng tải.

Ngoài một loạt những lý do được Tiến sỹ Van Jackson viện dẫn ra để khẳng định sẽ không có chiến tranh hạt nhân, không có xâm chiếm Hàn Quốc hay ngược lại, vị chuyên gia này cũng nhận định rằng, đối với liên quân Mỹ – Hàn Quốc kế hoạch xâm chiếm Bắc Triều Tiên có thể có nhưng nó sẽ diễn ra theo các chiều hướng cơ bản sau: Lâu Dài – Chậm Dãi và rất Đắt Đỏ.

Tiến sỹ Van Jackson chỉ ra rằng một cuộc chiến tranh chống lại Bắc Triều Tiên để xâm chiến lãnh thổ sẽ không thể xảy ra ngay, nó đòi hỏi một khoảng thời gian lâu, chi phí, chuẩn bị vô cùng tốn kém. Ngay cả khi xảy ra, cũng sẽ xuất hiện nhiều cơ hội, thế lực cản trở để cuộc chiến này bất thành, hai bên sẽ có thời cơ để giảm leo thang, xung đột và tàn phá quy mô lớn.

  Một kế hoạch chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đang được sắp đặt? - Ảnh 3

Một cuộc chiến giữa hai miền Nam, Bắc Triều Tiên xảy ra sẽ là thảm hoạ trên bán đảo nói riêng và cả khu vực nói chung. Chiến tranh là điều không ai mong đợi – hình minh hoạ, tại hiện chiến tranh Triều Tiên thập niên 50

3 kịch bản giả định sau có thể sẽ xảy ra nếu có chiến tranh xâm chiếm Bắc Triều Tiên được Tiến sỹ Van Jackson vạch ra:

Thứ nhất, xâm chiếm miền Bắc sẽ khiến Bình Nhưỡng phản ứng dữ dội bằng các chiến dịch tập kích pháo vào Seoul – thủ đô của Hàn Quốc. Chắc chắn Bắc Triều Tiên sẽ sử dụng đến các kho vũ khí hoá học để đáp trả thẳng vào Seoul.

Thứ hai, để xâm chiếm được Bắc Triều Tiên liên quân Mỹ Hàn Không chỉ phải đối mặt với sự kháng cự mạnh từ quân đội Bắc Triều Tiên mà địa hình ở miền Bắc không hề dễ dàng cho các chiến dịch đổ bộ bởi núi rừng hiểm trở.

Quân đội Bắc Triều Tiên đã triển khai rất nhiều các căn cứ, công sự, hầm ngầm ở dưới mặt đất trong khi đó số lượng cầu, đường bằng phẳng là rất ít.

Thứ ba, chính vì những lợi thế từ địa hình mà Bắc Triều Tiên sẽ làm cho tiến trình hành quân của liên minh đến Bình Nhương chậm đi đáng kể.

Đây cũng là lý do để Bình Nhưỡng có thêm thời gian xác định rằng hệ thống lãnh đạo của họ có thể bị lung lay và có thêm động lực để quyết định ra đòn tấn công hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc trong trường hợp thực sự xảy ra xung đột toàn diện với liên minh Mỹ – Hàn.

Hoà Bình

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.