Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lý do Tổng thống Mỹ Obama muốn ‘phá băng’ trong cuộc gặp ông Putin
Friday, September 25, 2015 18:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

(Bình luận quốc tế) – Cuộc hội đàm vào tuần tới là cơ hội để Tổng thống Mỹ Barack Obama gây sức ép lên Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như góp phần hiểu rõ hơn chiến lược của Nga ở Syria.

Sau những cuộc tranh luận nội bộ đầy căng thẳng, cuối cùng ông Obama cũng quyết định chấm dứt mối quan hệ ngoại giao Nga-Mỹ vốn đóng băng, bằng việc gặp ông Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc tại New York vào tuần tới.

Các chuyên gia dự đoán cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo sẽ khó đạt được bước tiến mang tính đột phá. Tuy nhiên, ông Obama nghĩ rằng chẳng có lý do gì để Mỹ không mở lại kênh đối thoại cấp cao trong thời điểm Mỹ không còn chắc chắn về những toan tính ngoại giao của ông Putin.

  Lý do Tổng thống Mỹ Obama muốn 'phá băng' trong cuộc gặp ông Putin - Ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

“Bất chấp những sự khác biệt với Moscow, ông Obama tin rằng sẽ là thiếu trách nhiệm nếu như Mỹ không thể đạt được bước tiến thông qua cuộc tiếp xúc cấp cao với người Nga”, quan chức Mỹ nói trên Politico.

Dường như ông Putin đặt ra thách thức lớn nhất đối với chính sách của Tổng thống Mỹ Obama. Liệu sẽ là tốt hơn nếu Mỹ cố gắng thay đổi các hành xử của Moscow hay cần tăng cường trừng phạt, cô lập Nga theo quan điểm của giới bảo thủ trong Đảng Cộng hòa.

Phản ánh sự chia rẽ trong nội bộ chính phủ, ông Obama có lẽ đã lựa chọn giải pháp an toàn. Quyết định cô lập ông Putin về mặt ngoại giao vì can thiệp vào tình hình Ukraine, ông Obama đã không gặp nhà lãnh đạo Nga kể từ hội nghị cấp cao APEC 2014 ở Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ cũng không liên lạc với ông Putin sau cuộc điện đàm về vấn đề hạt nhân của Iran vào tháng 7. Chính ông chủ Nhà Trắng từng tuyên bố rằng không có hy vọng thuyết phục ông Putin “xuống thang” trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lại là một trong những người chủ trương duy trì đối thoại cấp cao với ông Putin. Nhưng việc Nga tăng cường các hoạt động quân sự gần thành phố cảng Latakia đã cho thấy rằng, ông Putin sẵn sàng hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Assad và đặt ra mối nghi ngờ về triển vọng ngoại giao.

Các quan chức Mỹ hy vọng, cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ là cơ hội để hiểu rõ hơn về chiến lược của ông Putin ở Syria. Việc Nga triển khai quân sự đã khiến Washington bất ngờ và giới chức Mỹ không chắc chắn rằng, ông Putin muốn mở chiến dịch đẩy lùi các lực lượng đối lập khủng bố hay chỉ đơn thuần là hỗ trợ chính phủ Syria trước khả năng sụp đổ.

“Cuộc gặp là cơ hội để hiểu rõ hơn về kế hoạch quân sự của ông Putin ở Syria. Đây là thời điểm để làm rõ và Nga nên nói rõ kế hoạch để trở thành người đóng góp có trách nhiệm”, cố vấn cấp cao Celeste Wallander đặc trách tình hình Nga, Trung Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phát biểu.

Ông Obama nhiều khả năng sẽ cảnh báo ông Putin về những hành động hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Assad. Mỹ từng nhiều lần tuyên bố ông Assad cần phải ra đi để kết thúc nội chiến ở Syria. Tổng thống Nga phản bác lại rằng, chính phủ Syria đang dẫn đầu cuộc chiến chống lại chủ nghĩa hồi giáo cực đoan.

Trong bối cảnh Washington và Moscow đang bị cuốn vào chiến dịch tuyên truyền gợi nhớ lại giai đoạn Chiến tranh Lạnh, hai bên đều muốn tận dụng cuộc hội đàm để khẳng định vị thế “thắng cuộc”. Nhà Trắng cho rằng, ông Putin từng nhiều lần mong muốn gặp mặt và đây là cơ hội để ông Obama chỉ trích đối phương về những hành động của Nga.

Vấn đề khác biệt nằm ở chỗ, ông Putin đang nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu mà không ai được phép xem thường. Nga muốn Mỹ cùng tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Syria trong khi Hoa Kỳ cho rằng, khủng hoảng Ukraine mới là chủ đề hàng đầu trong cuộc hội đàm.

“Mối quan hệ Nga-Mỹ đang ngày càng tồi tệ và có nguy cơ thực sự còn tiếp tục xấu đi”, Phó Chủ tịch Quỹ Carnegie Hành động vì Hòa bình Quốc tế (CEIP) Andrew Weiss nhận định. “Mỹ không còn mục tiêu cụ thể sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran”.

Ông Weiss kết luận: “Rất khó để xác định rằng liệu ông Obama sẽ làm gì trong cuộc hội đàm với ông Putin, ngoài việc trao đổi quan điểm, ý kiến cá nhân để công chúng phải bàn luận xem, ai là người sẽ tỏ ra yếu kém và buộc phải xuống thang”.

Đăng Nguyễn

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.