Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Anh rời EU: Tài chính toàn cầu chao đảo
Saturday, June 25, 2016 7:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Người dân Anh đã quyết định bỏ phiếu rời EU, không chỉ gây tác động mạnh tới kinh tế Anh mà nền tài chính toàn cầu cũng bị chao đảo đảo trước sự kiện này.

Reuters ngày 25/6 đưa tin, chỉ hơn một ngày khi thông tin Anh chính thức rời EU được công khai, thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh.

Kênh truyền hình CNBC cho biết, đồng bảng Anh ngày 25/6 đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 30 năm qua. Trong khi đó, đồng yen Nhật đã bất ngờ tăng mạnh do được xem là đồng tiền an toàn mới. Đồng Bảng Anh rơi xuống mức giá thấp nhất kể từ năm 1985, từ hơn 1,5 USD/bảng Anh xuống còn hơn 1,37 USD/bảng Anh, mức giảm giữa hai phiên giao dịch là gần 7%. Tại thị trường châu Á, giá trị đồng bảng Anh so với yen Nhật cũng tuột dốc, giảm từ 160 yen đổi 1 bảng Anh xuống còn 142,15 yen đổi 1 bảng Anh.

  Anh rời EU: Tài chính toàn cầu chao đảo - Ảnh 1

Đồng bảng Anh rớt thảm sau sự kiện Brexit

Chuyên gia phân tích William James của Reuters đã chỉ rõ, Brexit xảy ra, dĩ nhiên nước đầu tiên hứng cú sốc là Anh. Theo tính toán của chính phủ Anh từ nay tới năm 2020, nước này có nguy cơ tổn thất khoảng 100 tỷ bảng Anh (145 tỷ USD). Hiện rất nhiều người dân Anh đang có việc làm tại các nước trong khối EU cũng dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, có ít nhất 950.000 người dân sẽ bị rơi vào thảm cảnh thất nghiệp, nâng tỷ lệ thất nghiệp lên 3%.

Bộ Tài chính Anh đưa ra dự báo, Brexit sẽ khiến cho bảng Anh mất giá ít nhất là 12% ở giai đoạn đầu, tác động tiêu cực đẩy giá thực phẩm, tiền thuê nhà và chi phí du lịch ở châu Âu.

Còn theo tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, trong trường hợp Anh vẫn được tiếp cận thị trường chung và nhanh chóng xua tan bất ổn, GEU của nước này sẽ giảm 1,4% vào năm 2021. Còn nếu London không đạt được một thỏa thuận hợp tác theo hướng tích cực với các đối tác truyền thống trong EU thì mức giảm của đồng bảng Anh dự kiến lên tới 4,5%. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp Anh có thể thể thiệt hại lên đến 9 tỷ bảng Anh (13,2 tỷ USD) tiền thuế nhập khẩu mỗi năm.

Nếu như trước đây phần đông những người dân Anh ủng hộ Brexit là do những bất bình việc Anh phải đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách EU, tiền trợ cấp cho những người thất nghiệp bao gồm cả số người tị nạn khổng lồ tràn vào châu Âu những năm qua thì nay IMF khẳng định số tiền đó chỉ như “muối bỏ bể”. Chính phủ Anh, người dân Anh rất dễ hứng chịu những bất ổn về kinh tế, thương mại lên mức cao nhất trong lịch sử.

  Anh rời EU: Tài chính toàn cầu chao đảo - Ảnh 2

Khi tỉ giá bảng Anh giảm, người ta muốn chuyển tiền sang một kênh khác vậy nên các chuyên gia kinh tế nhận định thời gian tới giá Vàng sẽ lên rất cao

Hiện nay London đang là Trung tâm tài chính lớn nhất thế giới nhưng tác động Brexit sẽ khiến các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng theo đó mà tìm đường đến các nước khác như Pháp, Đức hay Italy. Không chỉ Anh, mà nhiều quốc gia châu Âu khác cũng đang đứng bên bờ vực bị “vạ lây” vì Brexit. Đây sẽ là một gánh nặng mới với toàn khối EU.

Bên cạnh đó, London đóng vai trò quan trọng trong chiến lược trong việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Đây hiện là trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ lớn thứ nhất thế giới, nếu không tính Hồng Kông. Vậy nên thị trường tài chính Trung Quốc tới đây sẽ có biến động rất lớn.

Chính khách Marine Le Pen, lãnh đảo đảng chính trị Pháp quan ngại: “Kết quả bỏ phiếu của người dân Anh quyết định rời Brexit chính là một dấu hiệu đầu tiên cho thấy EU đang tồn tại nhiều vết nứt và có nguy cơ bị tan rã”. Dù nữ chính khách không nói rõ nhưng ai cũng hiểu rằng, khi đã có tiền lệ, những quốc gia khác trong số 28 nước thành viên EU có thể lợi dụng quyết định của Anh để đòi độc lập.

  Anh rời EU: Tài chính toàn cầu chao đảo - Ảnh 3

Brexit đã giáng một đòn nặng nề vào tài chính toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Phần Lan ví Brexit như vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers ở châu Âu. Cơn địa chấn tài chính này đã loang ra thành khủng hoảng tài chính tại Mỹ và sau đó là khủng hoảng toàn cầu hồi năm 2008.

Hiện nền kinh tế Anh hiện chiếm khoảng 1/6 của toàn khu vực châu Âu, chiếm 1/10 giá trị xuất khẩu của EU tới Anh và xuất khẩu từ Anh vào EU chiếm 1/2 kim ngạch. Hầu hết các quốc gia châu Âu, châu Á đều có thặng dư thương mại với Anh. “Cơn địa trấn” chính trị mang tên Brexit thực sự là một đòn giáng mạnh tới tài chính toàn cầu.

Phương Anh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Total 1 comment
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.