Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đầu tư dàn trải, Phương Trang ngày ấy bây giờ ra sao?
Thursday, June 16, 2016 20:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Khi đã lên đến đài danh vọng của sự thành công và khẳng định được thương hiệu, Phương Trang bỗng “tụt dài” trên “men say” chiến thắng.

Nhắc đến hãng xe Phương Trang hẳn ai cũng biết, bởi lẽ, đây là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải trải dài từ Bắc đến Nam. Phương Trang được nhiều người dân lựa chọn bởi chất lượng dịch vụ cũng như số lượng xe “khủng”.

Được thành lập vào tháng 11/2002, các cổ đông sáng lập của Tập đoàn Phương Trang gồm có: Công ty Cổ phần Taxi Phương Trang chiếm 40% cổ phần, ông Nguyễn Hữu Luận chiếm 52,67% cổ phần, ông Phạm Đăng Quan chiếm 11,66% cổ phần và bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh chiếm 1,5% cổ phần.

  Đầu tư dàn trải, Phương Trang ngày ấy bây giờ ra sao? - Ảnh 1

Tuy là một doanh nghiệp non trẻ trên thị trường nhưng Phương Trang không tốn quá nhiều thời gian để trở thành “gã khổng lồ” của ngành vận chuyển.

Phương Trang đăng ký giấy phép hoạt động trong lĩnh vực mua bán xe ô tô, vận tải hành khách với những thương hiệu nổi tiếng như: FutaBuslines, FutaExpress, Futa Taxi, FutaCorp và FutaTravel. Và khi đã trở thành “gã khổng lồ” ngành vận tải tại Việt Nam thì doanh nghiệp này có tham vọng lấn sân sang thị trường bất động sản với thương hiệu Futa Land gắn với hàng loạt dự án bất động sản như Khu đô thị mới Phương Trang – Vịnh Đà Nẵng, các dự án New Pearl (đã chuyển nhượng cho Vạn Thịnh Phát), The Landmark City tại TP.HCM,…

Mặc dù chỉ mới “phất lên” trong thời gian gần đây nhưng việc một doanh nghiệp nhỏ với số lượng đầu xe ban đầu chỉ 5 đến 10 chiếc bỗng chốc sở hữu hơn 500 xe khách cao cấp 45 chỗ ngồi, hơn 500 xe taxi và một mạng lưới xe vận chuyển hành khách cao cấp khắp các tỉnh thành trong cả nước khiến nhiều người “choáng váng”. Và thậm chí, nhiều người tỏ ra nghi ngại cho việc “lớn nhanh như thổi” của Phương Trang.

Vào năm 2009, tổng tài sản của tập đoàn ước đạt 5.500 tỷ đồng trong khi tổng tài sản của Mai Linh chỉ đạt gần 5.100 tỷ đồng và Vinasun chỉ có tổng tài sản hơn 1.300 tỷ đồng. Điều gì đã giúp Tập đoàn Phương Trang “lớn nhanh như thổi” chỉ trong khoảng 7 năm hoạt động?

Được biết, tại TP.HCM Phương Trang hiện đang sở hữu nhiều khu đất có quy mô diện tích khá lớn, tập trung tại quận Thủ Đức và quận 7. Trong số đó, một số tài sản nhỏ hơn nằm tại quận 1, quận 10 được công ty sử dụng làm văn phòng kinh doanh số còn lại làm bãi đậu xe.

Phương Trang hiện còn là chủ đầu tư hàng loạt dự án BĐS tại Đà Nẵng như Khu căn hộ Đà Nẵng Plaza, khu căn hộ cao cấp New Pearl, dự án khu đô thị sinh thái biển Phương Trang vịnh Đà Nẵng… Song song đó, doanh nghiệp này còn đầu tư gần 10 dự án trạm dừng chân quy mô lớn tại tỉnh Tiền Giang, Bình Thuận, Đồng Nai, Cà Mau và đặc biệt nhất là dự án Trạm dừng chân Phương Trang – Madagui tại Lâm Đồng có vốn đầu tư gần 4 triệu USD…

Ngoài ra, Phương Trang còn phối hợp với Địa ốc Hưng Hưng Thịnh và Công ty Cổ phần Thế giới Căn hộ cho ra mắt sàn giao dịch bất động sản Phương Trang – Hưng Hưng Thịnh – Thế giới Căn hộ tại 76-82 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM rất hoành tráng mà tình hình hoạt động không được công khai.

Mới đây, việc ngân hàng Xây dựng (CBBank) đòi nợ Phương Trang đã khiến dư luận xôn xao. Nhiều chuyên gia phân tích nguyên nhân của sự tụt dốc và bị ngân hàng đòi nợ của Phương Trang có thể do doanh nghiệp này đầu tư dàn trải, không tập trung vào ngành nghề đăng ký là vận tải mà đầu tư vào lĩnh vực chưa từng có kinh nghiệm – lĩnh vực bất động sản.

Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng, việc “xuống cấp” trầm trọng của doanh nghiệp có một sự trùng hợp ngẫu nhiên từ sau khi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng về “đầu quân” cho Phương Trang. Tại thời điểm đó, Phương Trang đang trên đỉnh cao của danh vọng nhưng sau đó là chuỗi ngày “tụt dốc” thê thảm.

Có thể nói, dù cho số nợ của doanh nghiệp tại CBBank là 3.436 tỷ đồng hay một con số cao hơn thì việc các dự án bất động sản phải chuyển nhượng ở trạng thái mua giá đỉnh, “nằm chờ”, cho thấy sự “lớn nhanh như thổi” có thể đẩy doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy nợ nần khi bối cảnh kinh tế thay đổi và quản trị doanh nghiệp không theo kịp sự phát triển.

  Đầu tư dàn trải, Phương Trang ngày ấy bây giờ ra sao? - Ảnh 2

Một khu đất “vàng” của Phương Trang bị bỏ hoang tại Phường An Phú, Quận 2, TP.HCM.

Được biết, ngoài CBBank, Phương Trang còn nợ một vài ngân hàng khác. Tuy nhiên, số tiền nợ không lớn bằng CBBank.

Theo dữ liệu của CafeF, hàng trăm chiếc xe của CTCP Xe khách Phương Trang đã được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của công ty này tại Ngân hàng Quốc Dân (NCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), VPBank…

Từ cuối năm 2015 đến nay, NCB liên tục là bên nhận bảo đảm các tài sản là xe chở khách của Phương Trang. Trong khi đó, SCB là đối tác lớn của Phương Trang từ năm 2014. Gần 100 xe khách trên 40 chỗ của Phương Trang được đăng ký làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại SCB, ngoài ra còn có 40 chiếc Toyota Hiace, 34 chiếc Ford, 19 chiếc Samco loại 34 chỗ ngồi…

VPBank cũng nhận 41 chiếc xe khách cỡ lớn làm tài sản đảm bảo của công ty này trong các năm 2014 và 2015.

Bảo Bảo

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.