Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chính sự nhiệt tình của Obama đã ‘hại chết’ Hillary Clinton
Saturday, November 12, 2016 5:19
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Obama đã tính sai nước cờ khi đứng ra ủng hộ công khai cho bà Hillary Clinton. Ông đã không nhận ra rằng, cử tri Mỹ sẽ không bầu cho một người sẽ kế thừa sự tăm tối hiện tại của nước Mỹ.

Di sản chính trị của ông Barack Obama đã tan vỡ sau khi lá phiếu đại cử tri cuối cùng gọi tên Donald Trump trở thành tổng thống mới của nước Mỹ hùng mạnh.

Nhưng có một thực tế phải thừa nhận rằng, dù bị chỉ trích, chế giễu về chiến dịch bầu cử cũng như bê bối cá nhân, Trump đã giành một cách đáng kinh ngạc, và đặc biệt hơn đó là một thế áp đảo ngoạn mục.

Sự hỗ trợ của Obama đối với bà Hillary Clinton đã trở nên phản tác dụng.

Nhìn vào biểu đồ bầu cử, một sự thật phũ phàng rằng hiển hiện lên rằng, không có bang trung tính nào dành sự ủng hộ bất ngờ cho Hillary Clinton ngoài những lá phiếu vốn có từ các bang có truyền thống gần gũi với đảng Dân chủ.

Robert W. Merry, bình luận viên của National Interest đánh giá cuộc bầu cử này đi kèm với một nỗ lực gần như tuyệt vọng của bản thân ông Obama dành cho ứng cử viên cùng đảng của mình – Hillary Clinton.

Hơn bất kỳ lúc nào, bầu cử Mỹ là thời điểm công chúng bắt đầu nhìn nhận và đánh giá lại tổng thống đương nhiệm hay đảng cầm quyền. Cầm trên tay lá phiếu của mình sau 4 năm, trong đầu của mỗi cử tri sẽ hiện ra một loạt các câu hỏi bao quát như tổng thống đương nhiệm (hoặc đảng cầm quyền) có hoàn thành tốt vai trò của họ đến mức đủ điều kiện để bầu thêm một lần nữa hay không

Trong tính toán như vậy, các cử tri sẽ so sánh chúng với những lời hứa hẹn của ứng cử viên của đảng đối lập để từ đó cân đối cho sự lựa chọn của mình.

Không có gì phản ánh thực tế đúng hơn các cuộc thăm dò diễn ra trong ngày bầu cử. Trả lời câu hỏi ứng viên nào đủ điều kiện trở thành tổng thống, các cử tri đều lựa chọn Trump với tỷ lệ 69%, hơn con số 10% của với bà Clinton.

Với câu hỏi ai là người có thể làm tốt vai trò của mình khi ngồi trên chiếc ghế quyền lực ở Nhà Trắng, họ cũng chọn Trump với tỷ lệ 70% so với 11% dành cho bà Clinton. Nói cách khác, ngay cả cử tri vốn rất quan ngại về Trump cũng đều bỏ phiếu cho ông.

Trump hưởng lợi từ “nhiệm kỳ tăm tối” của Obama

Đặc trưng của nền chính trị Mỹ đó là các cử tri đánh giá hiệu quả của một tổng thống dựa trên các nhiệm kỳ riêng rẽ chứ không dựa trên hiệu suất tổng thể. Bởi vậy những đánh giá tốt về nhiệm kỳ thứ nhất đối với ông Obama vốn không được mấy người nhớ đến, và đến nhiệm kỳ thứ 2, khi nhiều vấn đề nảy sinh, những sai lầm xuất hiện, nó đã bao phủ hoàn toàn di sản của vị tổng thống này.

Trump thắng bởi nước Mỹ đang cần một làn gió mới.

Cùng giống như hai cựu Tổng thống George W. Bush và Woodrow Wilson, ông Obama được bầu vào nhiệm kỳ hai với tỷ lệ phiếu bầu chênh lệch thuộc hạng thấp nhất chỉ với 3,86%. Theo Robert W. Merry giải thích, điều này có nghĩa rằng cử tri nhìn nhận nhiệm kỳ đầu tiên của Obama không hoàn toàn xuất sắc, tuy nhiên chưa có những vấn đề nghiêm trọng hay một ứng viên đủ mạnh cản trở một nhiệm kỳ thứ hai dành cho ông.

Phải đến sau thời điểm đó, các vấn đề tiềm ẩn từ nhiệm kỳ đầu tiên của Obama mới bẳt đầu hiện hình và tất cả những điều đó chính là nguyên nhân khiến cho sự ủng hộ trong cuộc bầu cử năm nay dành cho đảng Dân giảm sút thê thảm.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, người ta không đổ tại cho hiệu năng khiêm tốn mà ông Obama đóng góp cho nền kinh tế, vì rõ ràng ông đã phải thừa hưởng một thảm họa kinh tế kể tử khi nhậm chức vào năm 2009.

Cùng với đó sự mới nổi của IS chưa phải là mối lo ngại quá lớn ở Trung Đông. Hay việc can thiệp ở Libya vẫn chưa gây những bất ổn đáng kể. Bạo lực trong nước ít ỏi, các cuộc biểu tình đường phố chưa diễn ra, đụng độ cảnh sát với người dân không có. Và đặc biệt không có bê bối nào của một nhân vật tầm cỡ như bà Hillary Clinton trong việc làm rò rỉ tài liệu quốc gia.

Sau đó, nhiệm kỳ thứ hai diễn ra của ông Obama diễn ra theo cách không gì có thể u tối hơn. Nó tăm tối đến mức “đảm bảo” cho đảng Dân chủ một điều rằng: Họ không có bất kỳ cơ hội nào có thể đánh bại đảng Cộng hòa đang bay cao trong cuộc bầu tổng thống năm 2016.

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm chạp khiến hàng triệu người Mỹ mất việc làm; hỗn loạn ở Trung Đông và Mỹ ngày càng sa lầy tại đây; bạo lực đường phố gắn liền với những căng thẳng sắc tộc; sự tan vỡ của chương trình y tế gây tranh cãi Obamacare, cùng với vụ bê bối của bà Clinton mà cả Obama lẫn FBI đều bất lực trong việc tháo gỡ.

Nước Mỹ ngày càng bất ổn với những mâu thuẫn nội tại.

Có thể nói chính sách và thành tựu trong nhiệm kỳ này đã suy sụp và mất niềm tin trong lòng người dân Mỹ.

Chỉ số tín nhiệm của ông Obama nằm ở mức sụt giảm nghiêm trọng trong các năm 2014, 2015, 2016 khi nằm ở ngưỡng lần lượt là 40, 45 và 53%, theo Real Clear Politics.

Thế nhưng, cuộc điều tra về việc liệu người Mỹ cảm thấy đất nước họ đang đi đúng hướng hay không mới đem lại kết quả đáng ngại, khi gần hai phần ba số người được hỏi nói rằng Mỹ đã đi sai đường.

Có một sự thật rằng, sẽ không người dân nào dám tin tưởng vào sự đề cử của ông Obama đối với bà Hillary Clinton cho vai trò tổng thống mới của nước Mỹ khi họ vốn đã không hài lòng với những gì mà người đứng đầu Nhà Trắng đang làm hiện tại. Trước sự tăm tối hiện tại, cử tri Mỹ sẽ muốn một làn gió mới hơn là một nhân vật tiếp tục kế nhiệm những bất ổn mà họ đã phải chịu đựng quá đủ.

Một sai lầm nữa là cách tiếp cận của ông Obama đối với tầng lớp cử tri mà sau đó trở thành nhân tố quan trọng cho chiến thắng của Trump – giai cấp công nhân da trắng Mỹ.

Đảng Dân chủ đã phớt lờ những người này và ra vẻ không quan tâm hoặc không biết về hoàn cảnh của họ. Các ngân hàng lớn ở Phố Wall được quan tâm và phát triển cực thịnh dưới thời Obama, mặc dù đóng góp của họ là điều khiêm tốn sau các cuộc đại suy thoái trong quá khứ. Trong khi tầng lớp từng được xem là cốt lõi của nước Mỹ lại bị lãng quên và bị đẩy vào sự tuyệt vọng.

Người dân Mỹ vốn đánh giá một vị tổng thống sau 4 năm dựa trên tính hiệu quả chứ không bằng bất cứ thứ tình cảm nào khác. Chỉ có 2 tiêu chí được đưa ra là “tốt” và “không tốt” mà không có quá nhiều nhận xét cả nể trong đó.

Đối với nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama, câu trả lời của người dân Mỹ là không. Nó không phải là một di sản đẹp đẽ để thành một hành trang uy tín cho người kế nhiệm Hillary Clinton, mà ngược lại sự bung bét và u tối đã giúp mở đường cho sự nổi lên của Donald Trump.

Có ý kiến từng cho rằng, nếu như ông Obama không đứng ra công khai ủng hộ cho Hillary Clinton để bà có thể nổi lên bằng một hình ảnh mới mẻ và độc lập, có lẽ người dân đã không phải nhắm mắt lựa chọn Trump như một phương án an toàn để tránh một viễn cảnh u tối hơn đến từ những chính sách của đảng Dân chủ.

Quốc Vinh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.