Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Rex Tillerson – Ngoại trưởng Mỹ có quyền lực yếu nhất trong lịch sử?
Tuesday, March 14, 2017 2:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Chuyến công du ba nước châu Á tuần này sẽ là cơ hội lớn cho Ngoại trưởng Rex Tillerson nâng cao vị thế.

Trong khi tâm điểm chú ý trên sân khấu chính trị Mỹ các tranh luận về mối quan hệ “mờ ám” giữa Nga và Nhà Trắng, một góc khuất khác, ít người để ý hơn là sự suy giảm đáng ngạc nhiên về tiếng nói của Ngoại trưởng Rex Tillerson và có lẽ là toàn bộ cơ quan ngoại giao mà ông đứng đầu.

Mặc dù Ngoại trưởng là một trong những vị trí quan trọng nhất trong nội các, điều này dường như trở nên trái ngược dưới thời chính quyền Trump, theo Foreign Policy.

Ngoại trưởng Rex Tillerson đang có sự khởi đầu khó khăn.

Quyền lực của người đứng đầu bộ Ngoại giao đã được quy định trong Hiến pháp Mỹ, trong đó nhân vật này có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ công việc chuyên môn đối ngoại cho tổng thống.

Một Ngoại trưởng được đánh giá là thành công khi nhận được sự tôn trọng từ tổng thống, các đảng phái, các quan chức trong chính phủ. Bên cạnh đó là sự khen ngợi từ báo chí, công chúng, đồng thời cũng cần nhận được đánh giá tích cực về năng lực từ các nhà ngoại giao nước ngoài.

Các yếu tố này sẽ tương tác với nhau để xây dựng, hoặc phá hủy quyền lực của một Ngoại trưởng. Trên thực tế, hoạt động tĩnh lặng của Tillerson đã cho thấy ông không hội tụ đủ những điều nói trên.

Robert Jervis, Giáo sư về chính trị quốc tế tại Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng, có nhiều thứ đang ngăn cản tiếng nói của Ngoại trưởng Tillerson. Dù ông vẫn còn thời gian đảo ngược lại tình hình, tuy nhiên khả năng cứu vãn là không nhiều.

“Quyền lực của một Ngoại trưởng phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với tổng thống đương nhiệm. Ông ấy cần nói chuyện với tổng thống, đồng thời để cho công chúng trong nước và quốc tế biết về trường hợp của mình”, Jervis viết trên Foreign Policy.

Điều này không chỉ thể hiện trong việc tổng thống nhắc tên trong các báo cáo, mà còn đến từ sự hiện diện của Ngoại trưởng tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo nước ngoài và trong các cuộc thảo luận chính sách quan trọng.

Trên thực tế, quyền lực của Ngoại trưởng Tillerson đang bị đánh giá là “yếu” nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Mọi thứ bắt đầu từ việc Tổng thống Donald Trump phủ quyết đề cử của ông Tillerson đối với Elliott Abrams vào vai trò Thứ trưởng Ngoại giao.

Trước đó ông Tillerson muốn Elliott Abrams sẽ trở thành phụ tá giúp việc đắc lực cho mình, tuy nhiên Nhà Trắng đã từ chối khi nhân vật từng là người chỉ trích ông Trump.

Sau vụ việc, dường như ông chủ Nhà Trắng và người đứng đầu bộ Ngoại giao đã thiếu đi niềm tin cần thiết.

Kể từ thời điểm đó, Ngoại trưởng Tillerson đã vắng mặt trong hầu hết các cuộc họp giữa tổng thống với các nhà lãnh đạo nước ngoài đến thăm Mỹ. Ông cũng không được giữ vai trò trung tâm trong các quyết sách đối ngoại mà chính quyền đưa ra trong thời gian qua.

Ông không xuất hiện để phản ứng trước các vụ thử tên lửa mà Mỹ cáo buộc là khiêu khích từ Iran, thay vào đó là cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn.

Không có thông tin nào cho thấy Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham vấn ý kiến của ông khi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên diễn ra khi hai nhà lãnh đạo gặp mặt ở Nhà Trắng.

Ông cũng không xuất hiện khi ông Trump lên tiếng ủng hộ giải pháp hai nhà nước ở Trung Đông. Và đáng kể nhất, ông đã không thể ngăn lại quyết định của Nhà Trắng trong việc cắt giảm sâu ngân sách dành cho bộ Ngoại giao.

Mặc dù không ít cấp dưới của ông đã bỏ việc để thể hiện sự bất mãn, giới quan sát cho rằng ít nhất cho đến lúc này Tillerson sẽ không từ chức.

Cựu CEO Exxon Mobil phải tự cứu lấy mình

Ông Tillerson thiếu đi sự ủng hộ mạnh mẽ từ giới chính khách giống như cựu Ngoại trưởng Colin Powell.

Theo Giáo sư Robert Jervis, với sự đơn độc và thiếu kinh nghiệm chính trị, ông Tillerson sẽ phải bù đắp cho vị thế của mình bằng cách kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng ngoại giao và các chính khách uy tín.

“Một số nhân vật ở vị trí này có thể bù đắp vị thế bản thân trên chính trường bằng cách cách thu hút sự ủng hộ từ giới tinh hoa chính trị và công chúng nói chung”, Giáo sư Jervis nêu quan điểm.

Điều này đã được Colin Powell, Ngoại trưởng dưới thời chính quyền George W. Bush áp dụng thành công.

Powell ngay từ đầu đã không được coi là cánh tay phải của tổng thống, tuy nhiên ông vẫn giữ được một chỗ đứng vững vàng bởi uy tín đã được ông thu góp được khi nắm vai trò cố vấn an ninh quốc gia và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.

Hay nói cách khác, Colin Powell thu hút được sự ủng hộ từ giới chính khách kỳ cựu khi chứng minh được kinh nghiệm chính trị của mình, điều mà ông Tillerson hiện tại còn thiếu.

Hay như Dean Rusk, khi nắm vai trò Ngoại trưởng trong chính quyền John F. Kennedy và Lyndon Johnson, ông là người không thuộc đội ngũ thân tín của tổng thống, đặc biệt dưới thời Kennedy – trong khi ông cũng không có bất kỳ phe nhóm nào ủng hộ cho mình.

Tuy nhiên, ông lại được đánh giá cao bởi các chính khách có tiếng nói trong nội các bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và Cố vấn An ninh quốc gia McGeorge Bundy. Do đó,ông chưa bao giờ bị cô lập hay vắng mặt trong các cuộc họp quan trọng.

Còn với trường hợp của Ngoại trưởng Tillerson hiện tại, chưa có dấu hiệu gì cho thấy Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và cố vấn an ninh quốc gia McMaster cũng sẽ ủng hộ ông.

Một cách khác mà ông Tillerson có thể áp dụng đó là học theo người tiền nhiệm John Kerry, người được truyền thông mô tả là nhà ngoại giao tích cực trong các vấn đề quốc tế hơn là sự gần gũi với ông Obama.

Một sự tham gia tích cực như vậy sẽ giúp Ngoại trưởng Tillerson có tần suất xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông thế giới, trong khi tạo được sự ấn tượng đối với các nhà ngoại giao nước ngoài.

Giáo sư Robert Jervis cho rằng một ngoại trưởng sẽ càng lấy được niềm tin từ tổng thống, khi người đó nhận được sự kính trọng từ nội các hay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp cả trong và ngoài nước.

Trong tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ có chuyến công du đến châu Á lần đầu tiên trên cương vị mới của mình tới ba quốc gia có quan hệ hợp tác quan trọng với Mỹ bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây sẽ là dịp tốt để cựu CEO của Exxon Mobil nâng cao hình ảnh bản thân trong sự nghiệp chính trị mới chớm nở.

Nếu không có những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình, Ngoại trưởng Tillerson và bộ Ngoại giao sẽ “biến mất” trong quá trình điều hành của chính quyền Trump trong tương lai.

Giống với trường hợp của cựu Ngoại trưởng William Rogers trong quá khứ – người chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong chuyên trách đối ngoại dưới thời Richard Nixon.

Đọc thêm>>> Đại sứ Afghanistan ‘mổ xẻ’ sự khác biệt giữa TT Trump và ông Obama

Quốc Vinh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.