Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Atlantis của Anh Quốc, Lyonnesse: Vùng đất bị chìm trong huyền thoại về Vua Arthur
Sunday, January 18, 2015 19:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

 

B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0tRDVlUEhRWXplNC9WTHh0NmRFMWlwSS9BQUFBQUFBQVNfNC95Z3lSX3pRQUNxay9zMTYwMC9MeW9ubmVzc2UuanBn
Ở ngoài khơi bờ biển Cornwall thuộc mũi phía nam của Vương quốc Anh, vào những ngày đẹp trời, người ta có thể trông thấy những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Scilly từ một vài vị trí khác nhau. Một số người cho rằng chúng là những cái đỉnh nhô lên từ một lục địa chìm sâu dưới biển và rằng nơi đó đã từng là một Vương quốc thịnh vượng trong những ngày xa xưa.
Một số người khác lại nói rằng vương quốc huyền thoại có tên là Lyonnesse này không nằm trong khu vực quần đảo Scilly, mà là đâu đó ở giữa những hòn đảo và đất liền như một cây cầu nối liền hai khu vực lại với nhau. Còn có những người khác nữa lại cho rằng Lyonnesse thật ra là ở nước Pháp, nó từ Cornwall trực tiếp bắc ngang qua eo biển Măng Sơ và được dân cư ở vùng Brittany gọi với cái tên Saint-Pol-de-Léon.
Một số người cho rằng Lyonnesse đã từng là một vùng đất lớn nhưng hiện nay bị phân tách thành các hòn đảo (quần đảo Scilly cách 30 dặm ngoài khơi bờ biển Cornwall) bởi sự dâng cao của mực nước biển. Một số người thì cho rằng Lyonnesse như một cầu nối nằm giữa St. Michael’s Mount ở Cornwall và quần đảo Scilly. cũng có ý kiến cho rằng “Lyonnesse” là nói đến khu vực Saint-Pol-de-Léon ở Pháp. (Google Maps)
Lyonnesse lần đầu tiên được nhắc đến trong tác phẩm “Le Morte d’Arthur” của Hiệp sĩ Thomas Mallory ở thế kỷ 15. Trong những truyền thuyết nổi tiếng về Vua Arthur này, ngài Mallory đã gọi Lyonnesse là quê hương của Tristan. Khi bị dính vào một cuộc tình bi thảm với Iseult, vợ của một người họ hàng và nhà vua Mark, Tristan đã không bao giờ còn có thể có thêm cơ hội được tận hưởng những ngày tháng ở Lyonnesse kể cả khi nó không bị chìm đi chăng nữa. Chàng đã bị vua Mark giết chết, theo như phiên bản của ngài Mallory.
Vào thế kỷ 19, bá tước Alfred Tennyson, trong bộ sưu tập thơ tường thuật “những chuyện tình của nhà Vua” của mình đã đặt tên Lyonnesse là nơi an nghỉ cuối cùng của Vua Arthur. Ông đã viết về cuộc chiến giữa Vua Arthur và Hiệp sĩ Mordred như sau:
Sau khi nhuộm máu nhà Vua và lê mình trong bóng tối
Đang dần lụi tàn, Hiệp sĩ Mordred, hết trận này đến trận khác,
Lại trở về với ranh giới hoàng hôn của Lyonnesse-
Vùng đất của thiên đàng cổ xưa nơi vực thẳm
Cùng với lửa, lại chìm sâu vào vực thẳm lần nữa;
Nơi mảnh vỡ của các dân tộc đã bị lãng quên,
Và những ngọn núi dài kết thúc nơi bờ biển
Của dòng cát không ngừng luân chuyển, ngày càng xa dần
Những vòng tròn ma quái của biển cả đang thét gào
Bức tranh minh họa về Vua Arthur và Mordred của N.C Wyeth trong một cuốn sách năm 1922, “Đức Vua Arthur của cậu bé: Những câu chuyện lịch sử về Vua Athur và các Hiệp sĩ bàn tròn của Hiệp sĩ Thomas Malory” (Wikimedia Commons)
Giả thuyết khi Lyonnesse là lục địa xa bờ của Cornwall
Trong tác phẩm “Britannia” của mình năm 1586, William Camden đã xem Lyonnesse như một lãnh địa ngập trũng kéo dài từ St. Michael’s Mount (trên khu vực đất liền của Cornwall) ra đến tận quần đảo Scilly. Theo Bách khoa toàn thư Britannica, Camden đã lấy cái tên Lyonnesse từ một bản thảo của một nhà khảo cổ người Cornish có tên là Richard Carew.
Theo Adrian David Hugh Bivar của Đại học London, Carew có thể là đã đúc kết từ nhiều câu chuyện. Bivar đã viết trong một bài báo có tựa đề “Lyonnesse: Những biến hóa của một câu chuyện thêu dệt” rằng: ” Niềm tin của những người Cornish về lục địa mất tích đã được nói quá và phóng đại lên bởi việc thêm thắt ‘uyên bác’ từ những câu chuyện tương tự ở Normandy và Brittany, và cách thức mà cái tên ‘Lyonnesse’ được gán ghép, có thể là do nhà khảo cổ Richard Carew, trong triều đại Nữ hoàng Elizabeth, tạo ra. ”
Một ghi chép ở thế kỷ 15 trong một cuộc hành trình của William xứ Worcester cũng đề cập đến một vùng đất ngập trũng kéo dài cho đến tận quần đảo Scilly. Trên vùng đất thuộc Lyonnesse này có đến 140 tháp nhà thờ, đất canh tác ở đây màu mỡ và dân chúng đều ấm no.
Cuốn “Bách khoa Penny của Hiệp hội Phổ cập Kiến thức” xuất bản năm 1841 của Charles Knight đã tuyên bố rằng hẳn là đã từng tồn tại một khu định cư trên lục địa chìm giữa Cornwall và quần đảo Scilly, và nó đã bị nhấn chìm trước cả khi Kitô giáo và nhà thờ đặt chân đến vùng đất này.
Một địa điểm có tên gọi là Bục Thánh Marry trên quần đảo Scilly. (Wikimedia Commons)
Cuốn sách cho biết Strabo, một nhà nghiên cứu lịch sử và địa lý người Hy Lạp ở thế kỷ thứ Nhất, đã từng viết về quần đảo Scilly nhưng ông không hề miêu tả nó như một khái niệm lục địa. Điều này cho thấy rằng Lyonnesse có thể đã bị chìm xuống đáy biển nếu như nó thật sự tồn tại, còn những tin đồn về các nhà thờ ở Lyonnesse có thể chỉ là đồn đại.
Người La Mã cổ đại đã từng sinh sống trên quần đảo Scilly và việc họ đã miêu tả về nó như một bản khối trọn vẹn chứ không phải là quần thể những hòn đảo cũng đã minh chứng cho giả thuyết rằng lục địa này đã bị chìm xuống đáy biển. Trong bài viết “Công trình khai quật ở Nor’nour trên quần đảo Scilly, 1962-6,” được xuất bản trong Tạp chí Khảo cổ học năm 1967, bà Dorothy Dudley đã viết rằng thực sự có tồn tại bằng chứng cho thấy các quần đảo đang từ từ rất chậm bị trầm xuống. Người ta đã phát hiện ra nhiều đồng tiền La Mã có niên đại từ thế kỷ thứ Tư Trước Công Nguyên trên quần đảo này trong suốt quá trình khai quật trong những năm 60. Điều này cho thấy rằng các quần đảo này đã từng có người sinh sống từ những năm 1200 Trước Công Nguyên với những tộc người định cư khác nhau bao gồm cả một số di cư đến từ Brittany, miền bắc nước Pháp.
Giả thuyết khi Lyonnesse là lục địa xa bờ của Pháp
Theo Bách khoa toàn thư Britannica, Lyonnesse được cho là khu vực xung quanh Saint-Pol-de-Léon của Brittany nước Pháp.
Điều thú vị là Đại Kỷ Nguyên cũng đã tìm hiểu về một câu chuyện tương tự như câu chuyện về lục địa chìm ở Brittany. Thành phố này được biết đến với cái tên Ys hay là Ker Ys. Cũng như các câu chuyện khác cùng thể loại, nó ít nhiều đã bị thay đổi qua các phiên bản, nhưng về nội dung thực chất thì nó vẫn kể về câu chuyện nhà Vua Gradlon xứ Brittany xây dựng một kinh thành lộng lẫy bên bờ biển cho con gái của mình là công chúa Dahut.
Tuy nhiên, Sự suy đồi đạo đức của công chúa Dahut sau đó đã khiến kinh thành bị diệt vong. Câu chuyện này cũng giống với câu chuyện của Sodom và Gomorrah trong Kinh Thánh và nhiều câu chuyện khác trong lịch sử về những lục địa bị nhấn chìm hay bị xóa sổ bởi quyền năng của thánh thần đối với sự suy đồi và thoái hóa đạo đức của con người.
Đêm nào công chúa Dahut cũng lên giường với một tình nhân và rồi lại sát hại và ném thi thể của họ xuống biển vào sáng ngày hôm sau. Sau đó trong kinh thành xuất hiện một người đàn ông trong trang phục màu đỏ đến tán tỉnh cô và cô đã phải lòng người đàn ông đó. Cô đã bị người đàn ông dụ dỗ giao lại chìa khóa của những cánh cửa xả lũ vẫn luôn giữ cho nước biển ở vịnh và bảo vệ thành phố. Người đàn ông bí ẩn này sau đó đã mở các cánh cửa xả lũ, nước biển đã ập vào phá hủy thành phố và nhấn chìm nó mãi mãi
Vì là một người đức độ nên Đức Vua là người duy thoát được kiếp nạn. Ông đã được cứu sống bởi một vị Thánh và một con ngựa huyền diệu.
Một truyền thuyết khác cũng liên quan đến Lyonnesse kể rằng Trevilian (hay là Trevelyan), người sống sót duy nhất đã được một con ngựa trắng cứu sống trong một trận mưa dữ dội. Cơ quan Khí tượng Quốc gia (NCI), một tổ chức tự nguyện với chức năng giám sát các bờ biển của nước Anh, đã viết trên trang web của mình: “Có một sự liên hệ thú vị với thực tế đó là gia đình Vyvyans, một trong những gia đình người Cornish nổi tiếng và đã là địa chủ ở vùng Penwith trong nhiều thế kỷ qua, vẫn mang gia huy là một con ngựa trắng được thắng yên … như một hình tượng nghệ thuật gợi tưởng đến hình ảnh con ngựa trắng nổi tiếng xứ Lyonnesse. Một mối liên hệ khác nữa đó là nhà Vyvyans luôn giữ một con ngựa trắng trong chuồng của họ tại Trelowarren trong trạng thái đã thắng sẵn yên cương để chờ đợi cho bất kỳ tai họa nào có thể xảy ra ”
Mặc dù theo như nhiều báo cáo của NCI rằng cuối những năm 1900 có nhiều người cho rằng họ đã thoáng trông thấy những tàn tích của thành phố bị chìm dưới nước và một số còn nói rằng nhiều mảnh bộ phận của nhiều kiến trúc đã được kéo lên bởi các ngư dân, nhưng có vẻ như không có một bằng chứng cụ thể nào có thể nắm bắt và nghiên cứu.
Thật đáng tiếc, phần lớn những gì chúng ta có thể ghép mảnh về vùng đất bị chìm ở quần đảo Scilly hay bất kỳ một mảnh đất nào khác trong khu vực này vẫn phải chịu phụ thuộc vào những truyền thuyết vốn mâu thuẫn và chồng chéo nhau. Sự thật được kể lại trong truyền thuyết về Vua Arthur có lẽ vẫn còn phải tranh luận lâu dài. Có vẻ như câu chuyện về Vua Arthur (và các thân tín của mình, chẳng hạn như Tristan và Lancelot) đều được các tác giả kể lại với những quan điểm khác nhau trong lịch sử, có thể sẽ lại nổi lên những sự kiện thực tế mới và rồi chúng sẽ lại được các tác giả viết lại với giả thiết mới cho phù hợp hơn với những độc giả đương thời.
Theo http://vietdaikynguyen.com/v3/29013-atlantis-cua-anh-quoc-lyonnesse-vung-dat-bi-chim-trong-huyen-thoai-ve-vua-arthur/
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.