Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ gửi tên lửa TOW đến Syria, lời đáp trả đầu tiên của ông Obama
Tuesday, October 20, 2015 17:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

(Tình hình chiến sự ở Syria) – Các tên lửa chống tăng TOW viện trợ cho phe nổi dậy là lời đáp trả đầu tiên của Tổng thống Mỹ Obama trước hành động can thiệp quân sự của Nga ở Syria.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Obama vẫn duy trì chiến lược tránh gây rủi ro, đặc biệt trong các vấn đề ở Trung Đông. Ông Obama chỉ can thiệp vào Libya khi những quốc gia đồng minh sẵn sàng chiến đấu bên cạnh Mỹ.

Washington chỉ tiến hành ném bom Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq sau khi Thủ tướng Iraq Nuri Kamal al-Maliki chấp nhận từ chức. Mỹ cũng tránh rơi vào vòng xoáy xung đột tại Ukraine trong khi ông Obama vẫn từ chối hỗ trợ quy mô lớn cho phe đối lập Syria, lo ngại vũ khí hiện đại có thể rơi vào tay các nhóm khủng bố.

  Mỹ gửi tên lửa TOW đến Syria, lời đáp trả đầu tiên của ông Obama - Ảnh 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Rõ ràng, chính sách đối ngoại của ông Obama được phác họa bởi yếu tố “vô hại” hay hạn chế tối đa những rủi ro có thể tác động đến Mỹ.

Nhiều người cho rằng, việc Mỹ gần đây cung cấp thêm các tên lửa chống tăng cho phe nổi dậy Syria là bước đi táo bạo của ông Obama trong cuộc xung đột ở Syria.

Trên thực tế, hành động này vẫn phù hợp với cách tiếp cận “vô hại”, hạn chế tối đa rủi ro đối với Mỹ nhưng vẫn đảm bảo đem lại hiệu quả cao.

Mỹ bí mật tăng cường sức mạnh cho phe nổi dậy

Chiến lược này từng được Mỹ áp dụng trong cuộc chiến tranh Afghanistan những năm 1980. Trong khi quân đội Liên Xô tham chiến ở Afghanistan, Mỹ và các đồng minh Israel, Pakistan đã cung cấp cho những người Mujahideen tên lửa phòng không vác vai Stinger.

Các tên lửa Stinger được cho là yếu tố quan trọng buộc Liên Xô phải quyết định rút quân khỏi Afghanistan. Hàng ngàn tên lửa Stinger đã khiến cho Liên Xô chịu nhiều tổn thất về máy bay.

Ngày nay, tên lửa chống tăng TOW do Mỹ sản xuất đã hiện diện trong cuộc nội chiến ở Syria từ tháng 3/2014. Với tầm bắn xa 3.750 mét, tên lửa TOW có thể tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào. Phiên bản sửa đổi còn có thể nhắm bắn các khu vực kiên cố, boongke.

Tên lửa TOW cũng hiệu quả trong việc tiêu diệt bộ binh. Các tên lửa này có thể lắp đặt và khai hỏa trên các phương tiện di chuyển hoặc trực thăng, đóng vai trò quan trọng giúp phe nổi dậy giành ưu thế trước chính quyền Syria.

Trong một động thái im lặng và không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, các tên lửa TOW mới đây đã được Mỹ chuyển cho đồng minh Saudi Arabia để trực tiếp hỗ trợ phe nổi dậy Syria.

  Mỹ gửi tên lửa TOW đến Syria, lời đáp trả đầu tiên của ông Obama - Ảnh 2

Phe nổi dậy Syria sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ sản xuất.

Một số tay súng nổi dậy so sánh sự hiện diện của các tên lửa chống tăng TOW với tên lửa phòng không Stinger mà Mỹ viện trợ ở Afghanistan những năm 1980.

Lời đáp trả của Tổng thống Mỹ Obama

Các tên lửa TOW do Mỹ hỗ trợ phe nổi dậy Syria đặt ra câu hỏi về khả năng vũ khí hiện đại này rơi vào tay nhóm khủng bố, hay phiến quân IS. Liệu rằng các vũ khí này có thể được sử dụng để chống lại chính Mỹ hay các hoạt động tác chiến của đồng minh?

Trên thực tế, ngay cả khi IS sở hữu tên lửa TOW, Washington cũng không hề bị đe dọa bởi các tên lửa này chỉ có khả năng tiêu diệt các phương tiện di chuyển dưới mặt đất, không bao gồm các máy bay. Mỹ hiện không đưa binh sĩ tham chiến ở Syria.

Washington cũng phủ nhận khả năng gửi một lượng lớn các tên lửa Stinger đến Syria, như trong giai đoạn những năm 1980. Điều đó có nghĩa rằng, các tên lửa TOW chỉ đặt ra mối đe dọa đối với quân đội Syria và lực lượng Nga dưới mặt đất, chứ không phải các máy bay Mỹ và đồng minh.

Chỉ với số lượng hạn chế các tên lửa TOW, nhiều khả năng phe nổi dậy sẽ không thể ngăn cản bước tiến của quân đội chính phủ Syria, vốn do Nga yểm trợ. Nhưng vũ khí này hoàn toàn có thể khiến cho các phương tiện vũ khí hạng nặng như xe tăng gặp tổn thất nặng nề.

Đợt cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy tại Aleppo và nhiều nơi khác được cho là lời đáp trả đầu tiên của ông Obama đối với việc can thiệp quân sự của Nga. Đây cũng là khu vực mà Syria và Nga đang tập trung mở đợt phản công quy mô lớn, chuẩn bị cho trận chiến quyết định.

Bằng cách này, ông Obama vẫn đảm bảo chiến lược hạn chế tối đa rủi ro của Mỹ ở Syria. Nhưng nếu nói rằng quân đội Syria do Nga hỗ trợ sẽ nhanh chóng đập tan phe nổi dậy, điều này có lẽ vẫn còn là quá sớm.

Có thể nói, Tổng thống Nga Putin đã hành động quyết đoán, làm tăng cường thách thức đối với Mỹ và các đồng minh trong khu vực. Giờ đây, Tổng thống Mỹ Obama đáp trả bằng việc châm ngòi cho mối đe dọa lớn hơn, nhằm vào chính những toan tính của ông Putin.

Đăng Nguyễn (theo Global Risk Insights)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.