Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Những cảnh quay cho thấy những hậu quả của cuộc chiến chống IS tại thành phố Ramadi đã tàn khốc như thế nào.
Video với các cảnh quay từ máy bay không người lái đã cho thấy những cái nhìn toàn cảnh về những thiệt hại của cuộc chiến chống khủng bố IS biến thành phố Ramadi, Iraq thành một phế tích hoang vắng.
Hầu hết những tòa nhà đã bị phá hủy chỉ còn trơ khung, cảnh đổ nát xuất hiện ở khắp nơi trên thành phố và hoàn toàn vắng bóng người qua lại.
Video được Daily Mail đăng tải dẫn nguồn từ Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) về những cảnh tượng “thành phố ma” của Ramadi như một lời kêu gọi đến các nhà lãnh đạo hãy sớm chấm dứt các cuộc xung đột.
Thành phố Ramadi được giải phóng khỏi sự kiểm soát của tổ chức khủng bố Hồi giáo tự xưng IS từ tháng 12/2015, các cuộc chiến ác liệt giữa Quân đội chính phủ Iraq và IS đã tàn phá nặng nề thành phố này.
Theo ông Peter Maurer, chủ tịch của ICRC, qua video được công bố nói trên đã đưa ra lời đề nghị đối với chính phủ Syria và Iraq về vấn đề chấm dứt xung đột ở cả 2 nước là rất cấp thiết. Thông điệp của ông Maurer đưa ra trùng với thời điểm cuối tháng của lễ thánh Ramadan, là thời điểm để tổ chức các hoạt động từ thiện và tưởng niệm.
“Ngay cả khi tháng Ramadan kết thúc, nhiều thường dân vẫn phải sống trong sự sợ hãi và đau khổ”, ông Maurer cho biết. “Một thảm họa nhân đạo đang diễn ra và tình hình đang ngày càng xấu đi đối với tất cả mọi người”.
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đã công bố đoạn video về “thành phố ma” Ramadi sau khi được giải phóng khỏi tổ chức khủng bố IS. |
Viễn cảnh đen tối này cũng đang diễn ra tại Syria, các quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc yêu cầu phải có các hoạt động viện trợ nhân đạo ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng chục ngàn người dân đang bị mắc kẹt trong các thị trấn bị nạn đói hoành hành.
Theo ông Yacoub El Hillo, điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Damascus, Syria cho biết, viện trợ cần phải được đáp ứng ngay lập tức đến cái thị trấn Madaya, Zabadani, Foua, và Kafraya.
Madaya và Zabadani là hai thị trấn nằm ở ngoại ô thủ đô Damascus và đang được kiểm soát bởi các lực lượng ủng hộ chính phủ. Trong khi đó, Foua và Kafraya đang bị phong tỏa bởi các nhóm khủng bố ở phía tây bắc Syria.
Các thị trấn nói trên bị bao vây từ năm 2015, các đoàn xe cứu trợ chỉ được phép vào một vài lần để bổ sung lương thực và thiết bị y tế. Chuyến cứu trợ cuối cùng đã kết thúc từ tháng 4/2016.
Hầu hết những tòa nhà đã bị phá hủy chỉ còn trơ khung, cảnh đổ nát xuất hiện ở khắp nơi trên thành phố và hoàn toàn vắng bóng người qua lại. |
Các bác sĩ thuộc nhóm Viện trợ không biên giới cho biết 16 người đã thiệt mạng tại Madaya trong các cuộc vây hãm tấn công vào tháng giêng, ngay cả khi đoàn viện trợ đã được phép vào thị trấn.
Điều phối viên LHQ El Hillo đang kêu gọi tất cả các bên liên quan hãy đảm bảo vấn nạn này sẽ không xảy ra một lần nữa và ông cũng kêu gọi các chiến binh thánh chiến cho phép thực hiện các hoạt động sơ tán y tế và cấp cứu dân thường bị nạn.
Các tổ chức nhân đạo tại Madaya vừa qua đã phát động một cuộc sơ tán cho nhà báo Abdelwahab Ahmad, người đã phải nhập viện do trúng đạn trong các cuộc giao tranh tại đây hồi tuần trước.
Nhà báo Ahmad đã gây chú ý cho dư luận qua các chiến dịch truyền thông từ tháng 12 năm ngoái. Những hình ảnh và clip về những đứa trẻ gầy yếu đói khổ la liệt trên đường phố trong thị trấn Madaya đã dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội của quốc tế.
Wafiqa Hashem, một giáo viên tại Madaya cho biết người dân đã phải đốt chăn màn và quần áo của họ sau khi các nguồn nhiên liệu đang dần cạn kiệt.
Bệnh viện đã bị tàn phá nặng nề sau các cuộc giao tranh đẫm máu. Theo ông Jan Egeland, cố vấn nhân đạo của Liên Hợp Quốc tại Syria cho biết chỉ có 60% người dân ở các khu vực bị cô lập “thực sự nhận được sự giúp đỡ”. |
viết miêu tả ảnh vào đây |
Liên Hợp Quốc cho biết, 62.000 người đang mắc kẹt trong 4 thị trấn, cuộc sống của họ được đảm bảo thông qua các thỏa thuận giữa các nhóm phiến quân và chính phủ Syria. Cụ thể hơn, đối với mỗi lần sơ tán y tế tại các thị trấn do chính phủ kiểm soát thì sẽ có một bệnh nhân được sơ tán khỏi các thị trấn do phiến quân kiểm soát và ngược lại.
Theo ông El Hillo, những thỏa thuận hạn chế nói trên đã gây cản trở cho các hoạt động viện trợ và nó cần phải được hủy bỏ.
Ước tính có khoảng nửa triệu người đang bị mắc kẹt trong 18 khu vực bị cô lập được Liên Hợp Quốc phân loại, mặc dù theo các nhóm quan sát độc lập, con số đưa ra là gấp đôi. Theo các quan sát viên, hầu hết các khu vực được kiểm soát bởi các lực lượng ủng hộ chính phủ.
“Ngay cả khi tháng Ramadan kết thúc, nhiều thường dân vẫn phải sống trong sự sợ hãi và đau khổ”, ông Maurer cho biết. “Một thảm họa nhân đạo đang diễn ra và tình hình đang ngày càng xấu đi đối với tất cả mọi người”. |
Cuộc chiến giải phóng thành phố Ramadi có sự tham chiến của Quân đội Iraq và liên quân do Mỹ dẫn đầu. Một số vụ đánh bom đã xảy ra do IS cài đặt trong các tòa nhà. Hơn 100 thường dân đã thiệt mạng vì cố gắng quay trở lại Ramadi. |
Phan Hoang