Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Điểm danh những hành tinh “anh em” của Trái đất
Friday, February 24, 2017 14:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Những năm gần đây, giới khoa học liên tục công bố khám phá cho thấy có rất nhiều hành tinh ngoài hệ mặt trời “anh em” với Trái đất của chúng ta.

Thông qua kính viễn vọng Kepler, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện hành tinh Kepler-452b. Đây là lần đầu tiên con người phát hiện hành tinh đá chuyển động quanh sao mẹ và có khoảng cách như giữa trái đất và mặt trời.

Kính thiên văn Kepler của NASA phát hiện ra hành tinh K2-3d giống trái đất và có thể có sự sống (Ảnh: Ibtimes).

Hành tinh này cách hệ mặt trời 1.400 năm ánh sáng và được mệnh danh là “trái đất phiên bản 2.0”. Nó có kích thước lớn gấp 1.6 lần Trái đất, nhiều khả năng là hành tinh đá, với bề mặt chứa nhiều sắt và các kim loại khác.

Tiếp đến là HD 219134b là một hành tinh nằm trong quỹ đạo của ngôi sao có tên hiệu là HD 219134. Theo các nhà khoa học, ngôi sao HD 219134 là một ngôi sao lùn có độ lớn thứ 5 nằm trong chòm sao Thiên Hậu và chỉ cách trái đất khoảng 21 năm ánh sáng.

Hình ảnh mô phỏng hành tinh HD 219134b (Nguồn: Daily Mail).

HD 219134b lớn hơn Trái đất cỡ 1,6 lần và nặng hơn 4,5 lần. “Đây sẽ là hành tinh được nghiên cứu nhiều nhất trong tương lai bởi hành tinh này rất gần chúng ta”, Michael Werner, nhà thiên văn học của NASA cho hay.

Hình ảnh mô phỏng hành tinh HD 219134b quay quanh ngôi sao mẹ (Nguồn: Daily Mail).

Và gần đây nhất, cuối năm 2016, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã phát hiện hành tinh K2-3d lớn hơn trái đất 1,5 lần, quay quanh sao lùn đỏ EPIC 201367065 có nhiều khả năng tồn tại sự sống.

Hành tinh K2 – 3d giống Trái đất có thể có điều kiện môi trường thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng (Nguồn: Daily Mail).

Tuy cách trái đất 150 triệu năm ánh sáng nhưng K2-3d có nhiều thành phần có thể phát triển sự sống như có một ngôi sao sáng ở gần, các điều kiện để lưu trữ nước ở dạng lỏng, khí hậu ấm áp.

NASA dự kiến sẽ dùng kính thiên văn Hubble khổng lồ để nghiên cứu hành tinh này trong 5 năm tới (Nguồn: Daily Mail).

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Erik Petigura thuộc Đại học California, Berkeley (Mỹ) cho hay: “Trong những hành tinh được phát hiện thời gian qua, hành tinh K2-3d tuy nhỏ nhất nhưng giống Trái đất hơn hẳn. Nó có bán kính bằng khoảng 1,5 lần bán kính trái đất và nhận ánh sáng từ ngôi sao mẹ tương tự như Trái đất nhận ánh sáng từ Mặt trời”.

Để tìm ra “anh em” của Trái đất, phải kể tới công của kính thiên văn Kepler, loại kính này có sứ mệnh tìm kiếm những hành tinh có kích thước hay cấu tạo giống địa cầu. Kepler có nhiệm vụ nghiên cứu sự đa dạng của hệ thống hành tinh trong vũ trụ, đồng thời tìm kiếm các hành tinh đá giống như Trái đất đang đi theo quỹ đạo quanh ngôi sao mẹ ở khoảng cách cố định.

Theo ước tính của NASA, có khoảng 60 triệu hành tinh có sự sống trong vũ trụ, nhưng rất ít trong số đó có rất ít hành tinh có hình dạng, kết cấu giống Trái đất.

Để sự sống tồn tại trên một hành tinh, hành tinh đó cần phải nằm trong vùng sinh sống của một ngôi sao với khoảng cách đủ gần để nước có thể ở thể lỏng, nếu khoảng cách quá gần nước sẽ bị bốc hơi, nếu quá xa, nước sẽ bị đóng băng.

Phương Anh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.