Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cá sấu bệnh ‘tràn’ lề đường, thủy sản nhiễm kháng sinh ‘vây’ chợ
Monday, January 19, 2015 0:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Cá sấu tràn lề đường, tôm nhiễm kháng sinh “vây” chợ… đang trở thành nỗi lo của hầu hết các bà nội trợ khi chúng đe dọa đến sức khỏe gia đình mình.

Cá sấu bệnh tràn lề đường

Thời gian gần đây, trên một số tuyến đường TP HCM xuất nhiều điểm bán thịt cá sấu với giá 50.000 đồng/kg, nguồn gốc khá mập mờ.

Tại điểm bán các sấu trên Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức, TP HCM), thịt cá sấu đã được lột sạch da, đặt trong thùng xốp, bảo quản trong đá lạnh và được chào giá 50 nghìn đồng/kg. Nếu mua số lượng lớn sẽ giảm xuống còn 45 nghìn đồng/kg.

Cá sấu bệnh 'tràn' lề đường, thủy sản nhiễm kháng sinh ‘vây’ chợ - Ảnh 1

Cá sấu được bày bán tràn lan khắp đường phố với giá siêu rẻ 50.000 đồng/kg.

Thịt cá sấu bán ven đường Quốc lộ không có giấy tờ kiểm dịch, chủ hàng cho biết thịt cá sấu này được lấy từ các hộ nuôi cá sấu gia đình, họ bán da còn thịt để lại cho mình. Được biết, thịt cá sấu ở đây thường bỏ mối cho các nhà hàng, quán nhậu.

Thông tin trên báo Người lao động, tại đầu mối cung cấp thịt cá sấu của vợ chồng Tư Toàn ở huyện Bình Chánh, TP HCM, rất nhiều thịt cá sấu được cắt nhỏ bỏ vào bọc nilon đen rồi cho vào các tủ đông. Ngoài ra, phía ngoài tủ lạnh còn một số bao tải chứa cá sấu chưa được rửa sạch, một số miếng thịt có biểu hiện tím tái, nhầy nhụa. Ông Toàn cho biết vựa của ông thu mua cả cá sấu bệnh, chết, giá từ 20.000-30.000 đồng/kg tùy chất lượng.

Ông Tư Toàn dặn nếu muốn kinh doanh thì nên ướp thịt cá sấu với sa tế, mè đen mang lên nướng, “đảm bảo hút khách” chứ không nên xào, luộc bởi thịt không đạt độ ngon. “Nếu không có tủ lạnh, có thể để thịt ngoài trời cũng không sao vì ở đây tôi “xử lý” qua rồi, đảm bảo sạch sẽ” – ông Tư nhắc. Tuy nhiên, khi nghe chúng tôi hỏi kỹ về cụm từ “xử lý”, ông Tư Toàn tỏ ra khó chịu.

Tôm nhiễm kháng sinh “vây” chợ

Các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy sản cho biết ngay cả hàng xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ vẫn để lọt những lô hàng chứa tôm tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng. Bởi vậy, thị trường nội địa đang trở thành nơi tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản bẩn trên vì ngay cả cơ quan quản lý cũng không đủ sức kiểm soát.

Trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex, cho biết trên thị trường nội địa thì thủy sản bẩn đã bán tràn lan nhiều năm nay rồi. Không xuất khẩu được thì tiêu thụ nội địa. Đơn giản là không cơ quan nào kiểm tra, ngăn chặn nổi. DN nói kiểm soát vùng nuôi nhưng nói thật kiểm không nổi vì không có quyền quản nông dân dùng thuốc kháng sinh. Không chỉ con tôm mà con cá tra, cá lóc, lươn, ếch đều có nguy cơ cao dư lượng kháng sinh cấm bị vượt ngưỡng. DN còn phải trả tiền cho người nuôi để được kiểm kỹ về dư lượng kháng sinh. Nuôi tôm tất nhiên phải dùng kháng sinh vì con tôm bị hàng trăm thứ bệnh, người nuôi hiện nay lại dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ” – ông Kịch chia sẻ.

Cá sấu bệnh 'tràn' lề đường, thủy sản nhiễm kháng sinh ‘vây’ chợ - Ảnh 2

Người tiêu dùng khó nhận biết được thủy sản bán ngoài chợ có nhiễm kháng sinh hay không (Ảnh Pháp luật TP HCM).

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh Sóc Trăng nêu quan điểm trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh rằng, câu chuyện thủy sản bị bơm tạp chất, kháng sinh vượt mức đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa có giải pháp triệt để.

Theo ông Nhiệm, hiện nay giải pháp trị thủy sản bẩn đang làm ở phần “ngọn”, cần giải pháp trị từ “gốc”. Cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát những loại thuốc thú y, chất cấm trong thủy sản. Hiện hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường. Có những DN làm ăn bất chính, đóng gói nhãn mác rồi tiếp thị tới người dân. Cơ quan quản lý cần có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn thông tin cho người dân, cần kiểm soát đầu vào việc nhập khẩu các kháng sinh cấm.

Cơ quan chức năng cảnh báo người tiêu dùng khi mua tôm cần lưu ý một số đặc điểm cảm quan có thể nhận biết như: Tôm bị bơm tạp chất thường bị phù đầu, giãn đốt, nhô đầu, gai vểnh, xòe đuôi.

Tuy nhiên, đối với thủy sản nhiễm kháng sinh thì rất khó để nhận biết được bằng cảm quan. Thậm chí, ngay cơ quan kiểm nghiệm cũng mất nhiều ngày với máy móc hiện đại mới có kết quả.

Mộc Miên (Tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.