Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giá điện tăng 7,5%: Người tiêu dùng, doanh nghiệp khổ; EVN ‘kêu’ tăng ít
Tuesday, March 10, 2015 23:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Giá điện tăng giúp EVN thu về 1.500 tỷ đồng tiền lãi, trong khi đó người dân và nhiều doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu khổ vì hàng loạt dịch vụ, hàng hóa khác sẽ có cớ tăng theo giá điện.

Giá điện tăng 7,5 %, EVN ‘thu” 1.500 tỷ tiền lãi

Từ ngày 16/3 tới, giá bán điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng 7,5%, lên mức khoảng 1.622 đồng/kWh. Việc điều chỉnh giá điện lần này đã được Chính phủ cân nhắc xem xét, đưa giá điện tiệm cận cơ chế thị trường, nhưng vẫn đảm bảo khả năng đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và kiểm soát lạm phát mức 5%.

Với mức tăng lần này, giá điện đang rất gần với mức trần tăng giá điện được Chính phủ phê duyệt.

Giá điện đã tăng tới 7,5% nhưng theo đại diện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), mức tăng này vẫn còn là chưa đủ.

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Đinh Quang Tri cho biết, nếu tính toán đầy đủ chi phí phát sinh thì giá điện sẽ phải tăng khoảng 12,8%, nhưng EVN chỉ kiến nghị tăng 9,5%, tuy nhiên, Chính phủ chỉ cho phép điều chỉnh ở mức 7,5%. Với mức tăng này, EVN sẽ tăng doanh thu 13.000 tỷ đồng trong năm 2015.

Giá điện tăng 7,5%: Người tiêu dùng, doanh nghiệp khổ; EVN 'kêu' tăng ít - Ảnh 1

Giá điện tăng 7,5% thì lợi nhuận của EVN tăng khoảng 1% (tương đương khoảng 1.500 tỷ). (Ảnh minh họa).

Theo ông Tri, với trường hợp tăng 7,5% như Chính phủ quyết định thì lợi nhuận của EVN chỉ tăng khoảng 1% (tương đương khoảng 1.500 tỷ). Tuy nhiên, với EVN, mơ ước lợi nhuận 0% là đã tốt rồi. EVN không phải là doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Nhưng nếu thua lỗ thì EVN sẽ không thể huy động vốn được, không thể vay vốn để đầu tư tiếp. Và dừng đầu tư có nghĩa là không thể tăng trưởng được.

Giải thích lý do tăng giá điện, ông Tri cho biết, EVN đã tính toán giá điện dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu vào sản xuất điện. Các chi phí đã được cập nhật từ lần điều chỉnh tăng giá gần nhất vào ngày 1/8/2013 và đến thời điểm xây dựng phương án giá điện mới ngày 31/1/2015.

Người dân, doanh nghiệp khổ

Theo thông tin trên báo Nông nghiệp Việt Nam, trái ngược với nhiều phát ngôn cho rằng tăng giá điện sẽ tốt cho cả nền kinh tế bởi hiệu quả từ thu hút đầu tư phát triển nguồn điện là rất hấp dẫn thì tính toán của các cơ quan liên quan đều cho rằng giá điện tăng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và người tiêu dùng.

Đơn cử, theo Tổng cục Thống kê, nếu giá điện năm nay tăng 9,5% thì giá thành sản xuất đã tăng lên 0,55%, đồng thời làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế là 0,45%. Tuy thông tin chính thức đã được đưa ra là giá tăng ở mức 7,5% nhưng những con số trên cũng sẽ không giảm xuống là bao.

Tin tức trên báo VnEconomy, theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Nguyễn Anh Tuấn, qua tính toán, việc tăng giá điện 7,5% kể từ ngày 16/3 tới sẽ tác động trực tiếp làm tăng CPI năm 2015 khoảng 0,23%.

Đồng thời, tiền điện tăng thêm bình quân mỗi hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng khoảng 4.800 đồng; tiền điện tăng thêm bình quân của mỗi hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng khoảng 9.800 đồng. Tỷ lệ tăng giá thành sản xuất đối với một số sản phẩm có mức tiêu thụ điện cao như thép và xi măng khoảng từ 0,07 – 0,66%.

Biểu giá điện lần này cũng tính tới ảnh hưởng đối với các hộ nghèo, hộ chính sách. Theo tính toán, kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội dự kiến sẽ tăng thêm mỗi năm là 153 tỷ đồng (hiện tại khoảng 1.000 tỷ đồng).

Giá điện tăng 7,5%: Người tiêu dùng, doanh nghiệp khổ; EVN 'kêu' tăng ít - Ảnh 2

Giá điện tăng hàng loạt dịch vụ, hàng hóa khác sẽ có cớ tăng theo. (Hình minh họa).

Thêm vào đó, áp lực tăng giá điện đối với người tiêu dùng không chỉ đến từ khoản chi phí trực tiếp dành cho sử dụng điện sinh hoạt mà hàng loạt dịch vụ, hàng hóa khác sẽ có cớ tăng theo.

Còn theo phân tích của chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, mức tăng giá điện bình quân 7,5% là cao vì các đợt tăng trước đây chỉ 5-6%. Đừng nghĩ CPI đang giảm nên tranh thủ tăng giá là rất sai lầm. Không những thế, lần tăng giá này, các doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu mức tăng cao hơn 7,5%, trong khi nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu hồi phục.

Chắc chắn việc tăng giá điện cao như vậy sẽ tác động đến sản xuất kinh doanh, gây thêm trở ngại cho doanh nghiệp. Còn với người tiêu dùng sẽ phải tăng chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày do giá điện tăng cộng vào giá sản phẩm. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế gặp khó khăn trong quá trình hồi phục.

Cũng trên quan điểm này, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, việc tăng giá điện chắc chắn ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tăng chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn do chi phí sản xuất đầu vào tăng.

Điện là lĩnh vực độc quyền tự nhiên, để xác lập giá trong lĩnh vực độc quyền điện tự nhiên thì Chính phủ phải kiểm soát tốt các chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và truyền tải điện. Làm sao để giá độc quyền nhưng vẫn đảm bảo hợp lý chứ không phải độc quyền thì thích tăng giá bao nhiêu cũng được.

Liên quan đến ngành sản xuất cụ thể, Chủ tịch Hội Khoa học Đúc – Luyện kim Việt Nam Phạm Chí Cường cho biết, đối với ngành thép, chỉ tính riêng sản xuất phôi thép, với mức tăng giá điện 7,5% thì sẽ phải tốn thêm 30-45 KWh điện để sản xuất ra một tấn phôi thép.

Dựa trên mức tiêu hao điện năng từ khâu luyện phôi đến cán thép, mức tiêu hao điện năng sẽ khiến chi phí sản xuất thép tăng thêm khoảng 80.000-100.000 đồng/tấn. Đây không phải là con số quá lớn, tuy nhiên trong bối cảnh ngành thép gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì doanh nghiệp cũng thêm phần “nặng gánh”.

Còn theo Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam Vũ Ngọc Bảo, việc Chính phủ chấp thuận điều chỉnh tăng 7,5% giá bán điện sẽ ảnh hưởng tới việc tăng giá thành sản xuất của ngành giấy từ 0,5 – 0,8% và chắc chắn ngành sản xuất giấy sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành giấy cam kết không tăng giá bán và ổn định nguồn cung. Vấn đề đối với ngành giấy hiện nay là phải cần tiết kiệm tối đa chi phí, thậm chí chấp nhận giảm lợi nhuận để bù vào phần tăng giá điện.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá, tăng giá điện 7,5% sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, việc tăng giá điện cũng sẽ làm tăng thêm chi phí của người dân và góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3/2015 và các tháng tiếp theo.

Chuyên gia này cho rằng, mức tăng giá điện nên chia nhỏ làm nhiều lần (khoảng 3,5%/lần) để nền kinh tế có thể kịp thời thích ứng, tuy nhiên vì muốn bù lỗ cho ngành điện nên mức tăng lại cao hơn. Dù vậy, việc tăng giá điện cũng sẽ tạo áp lực khiến ngành sản xuất cũng như người tiêu dùng tiết kiệm điện một cách tối đa.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.