Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giá xăng, giá điện ‘rủ’ nhau tăng giá: Nguy cơ hàng hóa ‘té nước theo mưa’
Wednesday, March 11, 2015 23:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Giá điện vừa có thông báo chính thức tăng 7,5% chưa lâu thì đến giá xăng cũng “đổ bộ” tăng theo, các chuyên gia nhận định rằng, khi hai mặt hàng này tăng giá sẽ tác động tới tất cả hàng hóa và kéo mặt bằng giá lên.

Theo các chuyên gia, giá xăng tăng 1.610 đồng/lít, giá điện tăng 7,5%, thuế bảo vệ môi trường xăng dầu tăng từ tháng 5 tới, sẽ khiến nhiều mặt hàng có nguy cơ ồ ạt tăng giá theo.

Nhận định về hiệu ứng thị trường khi xăng, điện cùng lúc tăng giá, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, tăng giá do tâm lý rất dễ xảy ra. “Mức tăng giá điện, xăng lần này đều rất lớn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi hiệu ứng tăng giá dây chuyền, tăng giá tâm lý. Trước đây, mỗi đợt giá xăng tăng, lập tức các hàng hóa dịch vụ đều lấy làm căn cứ để tăng giá, tình trạng này không dễ đối phó”, ông Phú nói.

Về tác động tới doanh nghiệp, ông Phú cho rằng, hai tháng qua, sức mua của thị trường rất thấp, nên khi gas, xăng, dầu, điện – những thứ khó có thể tiết giảm và thay thế, đồng loạt tăng giá, người dân chỉ còn cách tiết kiệm chi tiêu. Điều đó khiến tồn kho của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng thêm khó khăn.

Ông Phú dự đoán, với giá xăng, dầu và điện tăng lên, ảnh hưởng đến CPI tháng 3 là không đáng kể. Tuy nhiên, ảnh hưởng tới giá cả sẽ rơi toàn bộ vào tháng 4, CPI tháng 4 chắc chắn sẽ dương, chấm dứt 4 tháng liên tiếp “âm” vừa qua.

Cùng chung nhận định, chuyên gia về giá Ngô Trí Long nói: “Điện và xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng với toàn bộ nền kinh tế. Khi hai mặt hàng này tăng giá sẽ tác động tới tất cả hàng hóa và kéo mặt bằng giá lên. Khi điện tăng 7,5%, các cơ sở tiêu thụ điện lớn cũng quyết định sẽ tăng giá hàng hóa ở mức tương ứng”.

Theo vị chuyên gia này, giá cả thời gian qua thấp không phải do chúng ta cải thiện được năng suất, chất lượng, hiệu quả, chủ yếu do giá xăng dầu giảm, sức mua yếu, hàng tồn nhiều nên doanh nghiệp phải giảm giá bán.

“Trong khi chi phí đầu vào tăng, nhưng doanh nghiệp không dám tăng giá bán hàng hóa, vì lo sức mua lại giảm, khiến tồn kho tăng… Hậu quả, doanh nghiệp đã khó càng khó thêm, thu nhập người lao động giảm, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng, xa hơn là suy thoái kinh tế”, ông Long nói.

Giá xăng, giá điện 'rủ' nhau tăng giá: Nguy cơ hàng hóa 'té nước theo mưa' - Ảnh 1

Điện và xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng với toàn bộ nền kinh tế. Khi hai mặt hàng này tăng giá sẽ tác động tới tất cả hàng hóa và kéo mặt bằng giá lên. (Ảnh minh họa).

Theo TS Lưu Bích Hồ, đợt tăng giá xăng dầu và điện này sẽ tác động lên giá lương thực thực phẩm. Do mặt hàng lương thực thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào mùa màng, đầu ra, nếu giá có tăng cũng không nhiều (trừ khi mất mùa). Tuy nhiên, theo TS Hồ, với giá các mặt hàng công nghiệp lại khác.

“Vừa qua, các số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp đều tăng, tôi không hiểu họ điều tra thế nào, khi người dân đâu có tiền để mua. Giờ giá điện và xăng dầu tăng, doanh nghiệp tăng giá bán thì lấy ai mua, tồn kho lại tăng, doanh nghiệp lại lao đao”, TS Hồ dự báo.

TS Lê Đăng Doanh cũng bày tỏ lo ngại việc tăng giá xăng dầu, điện, phí môi trường xăng dầu sẽ khiến giá các hàng hóa, dịch vụ, từ thép, xi măng, cước vận tải, đến mớ rau, con cá, bát phở… tăng theo và lập mặt bằng giá mới trong thời gian tới.

Theo ông Doanh, giá xăng tăng do giá dầu thế giới tăng, nên phải chấp nhận. Tuy nhiên, với giá điện hiện đang là độc quyền. Đến nay, giá thành điện chưa được giải trình, các yêu cầu của Thủ tướng với ngành điện về tăng năng suất lao động thế nào, giảm biên chế thế thừa, giảm hao hụt truyền tải ra sao… cần làm rõ thêm.

Cái nữa, giá điện tăng một lần 7,5% là quá cao, khiến các DN sử dụng nhiều điện trở tay không kịp. Nếu tăng 3-4%, DN có thể tiết kiệm, hoặc điều chỉnh, tìm cách thích nghi dần. “Năm 2015 là năm hội nhập, các dòng thuế nhập khẩu mình phải giảm, hàng hóa nước ngoài vào rẻ hơn. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ không thể nào cạnh tranh được”, ông Doanh nói.

Theo TS Lê Đăng Doanh, việc tăng giá điện có tác động tích cực là người dân sẽ tiết kiệm điện nhiều hơn. “Còn khi tiến tới thị trường bán lẻ cạnh tranh, giá điện tính theo giờ, ngành điện làm rõ giờ nào bao nhiêu tiền, công tơ đếm được số điện theo giờ, để tính toán cho đúng, phải giải trình rõ”- ông Doanh nói.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) thì dự đoán, khi giá điện tăng 7,5%, CPI vòng 1 sẽ tăng 0,26%. Còn theo nhận định của Công ty Chứng khoán HSC, giá xăng tăng 10% sẽ tăng CPI tháng 4 thêm 0,4%. “Nhưng đó là vòng chịu tác động trực tiếp, giá điện, xăng tăng sẽ còn tác động mạnh hơn tới vòng gián tiếp là tới giá cả hàng hóa sản phẩm dịch vụ”, ông Lâm nói.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.