Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mối nguy khi nông dân trồng mắc ca theo tin đồn
Wednesday, April 8, 2015 0:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Thời gian gần đây, mắc ca bỗng nhiên trở thành một loại cây được đồn đoán là mang lại lợi nhuận ‘tỉ đô’ khiến không ít người dân bỏ vốn đầu tư. Nhưng sự thật, liệu cây mắc ca có thực sự là cây ‘tỉ đô”

Mối nguy khi nông dân trồng mắc ca theo tin đồn - Ảnh 1 Mắc ca trở thành cây “tỉ đô” khiến không ít người dân nuôi tham vọng “Cơn sốt” mắc ca

Vài tháng qua, cây mắc ca được nói đến nhiều với hiệu quả kinh tế vượt trội của nó. Nhiều cá nhân và tổ chức kinh tế cũng đã vào cuộc đẩy mắc ca lên thành “cơn sốt” với những cái tên mang đầy kỳ vọng như cây “tỉ đô”, cây chiến lược, cây “nữ hoàng”… Kế hoạch đầu tư cũng lên tới hàng chục ngàn tỉ với tham vọng nhân đôi diện tích và sản lượng mắc ca toàn cầu, biến Việt Nam thành thủ phủ mắc ca của thế giới.

Trước đó, trong dịp Tết Nguyên đán 2015, theo tin tức trên báo VnMedia, trên thị trường, loại quả mắc ca khô, còn vỏ cứng, chưa nứt có giá khoảng 300.000 đến 350.000 đồng/kg; loại còn vỏ nhưng đã làm nứt giá 400.000 đồng/kg. Riêng nhân đã được tách vỏ giá dao động 900.000 – 1.400.000 đồng/kg.

Theo chị Hương, một đại lý bán các loại hạt dinh dưỡng tại Hà Nội cho biết, trong tất cả các loại hạt như óc chó, hạt dẻ cười, hạt hạnh nhân… thì mắc ca dù giá cao nhưng lại bán khá chạy với nhiều cách thức đóng gói đa dạng bao gồm cả gói 35gr, 150gr, 500gr, 1kg…

Theo giáo sư Hoàng Hòe – Giám đốc dự án phát triển cây mắc ca tại Việt Nam – dự án được hoàn tất từ năm 2005, mỗi cây mắc ca cho quả liên tục trong hơn 60 năm. Sau 10 năm tuổi, bình quân 1 ha mắc-ca trưởng thành cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Nếu chế biến sâu thành mỹ vị hay mỹ phẩm, giá trị của nó tăng gấp chục lần. Hiện, sản lượng mắc ca trên toàn thế giới chỉ đáp ứng được 25 – 30% nhu cầu tiêu dùng, do rất ít vùng có khí hậu phù hợp để mắc ca đậu quả. Việt Nam có thể phát triển khoảng 20 vạn ha mắc ca ở Tây Nguyên và Tây Bắc, với mục tiêu đạt giá trị thương mại xấp xỉ 4 tỷ đô la vào khoảng năm 2030, nếu tích cực xây dựng vùng nguyên liệu ngay từ bây giờ.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, thời gian qua nhiều nông dân ở Gia Lai cũng tham gia phong trào trồng cây mắc ca, trong đó có nhiều hộ phá bỏ cả vườn cà phê để trồng mắc ca do… nghe đồn mắc ca có giá trị gấp hàng chục lần cà phê, cao su.

Không phải dễ “xơi”

Dự án nghiên cứu về cây mắc ca được Úc tài trợ cho VN, triển khai vào năm 2005 và sau khi kết thúc vào năm 2010, phía Úc cũng để lại tài liệu về kỹ thuật trồng và bộ giống, trong đó có một số giống tốt được Bộ NN&PTNT công nhận.

Tuy nhiên, trồng cây mắc ca đòi hỏi kỹ thuật rất phức tạp. Phải hiểu rõ giống nào được trồng chung với giống nào, giống nào trồng dày, giống nào trồng thưa chứ không có chuyện mua đại, trồng đại theo cảm tính như cây khác được.

Bởi mắc ca là loại cây thụ phấn chéo, phải nhờ giống khác mới thụ phấn được nên phải trồng 3-4 giống trong một vườn. Cũng không thể cứ mua đại 3-4 giống khác nhau về trồng là được vì giống A chỉ thụ phấn với giống C chứ không thụ phấn với giống B.

Mặt khác, theo phân tích của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, bản chất chu kỳ kinh tế và bong bóng đầu tư đều được tạo ra từ hành động bản năng theo đuổi lợi nhuận của người đầu tư. Ở đỉnh cao của mọi cơn sốt, giá cao khiến lợi nhuận kỳ vọng là rất lớn và số người tham gia luôn là đông nhất. Họ lấy kết quả lợi nhuận vượt trội của thiểu số trước đó trong một thị trường giá cao khi cầu áp đảo cung để lập kế hoạch đầu tư quy mô lớn cho mình. Cây “tỉ đô”, hay hạt “nữ hoàng” là những cái tên chỉ được gọi ở vùng đỉnh của một chu kỳ giá lên.

Cơn sốt ấy hoàn toàn không khác gì cách người ta từng ca ngợi con cá tra là lợi thế tuyệt đối của Việt Nam, than đá, dầu mỏ là vàng đen giai đoạn 2007-2008, hay cao su là vàng trắng ở đỉnh giá 2010-2011. Nhưng giá tăng mãi rồi cũng sẽ giảm, ngay cả với những hàng hóa khan hiếm như vàng bạc hay thiết yếu như dầu mỏ. Chính sự gia tăng đột biến của vốn đầu tư chạy theo cơn sốt giá sẽ làm gia tăng nguồn cung và kết thúc mọi chu kỳ giá lên.

Khi giá giảm dưới giá thành, những vườn mắc ca tới tuổi thu hoạch sẽ bị bỏ hoang, hoặc chặt đi để thay thế bằng những loại cây khác đang vào cơn sốt mới, tái hiện những gì hiện đang xảy ra phổ biến với cây cao su, mía đường, vốn chỉ 4-5 năm trước còn đang là loại “cây vua”.

Video tham khảo:

Quảng Ngãi: Tái diễn ‘cơn sốt’ vàng sa khoáng

Báo Đất Việt dẫn lời Bộ NN&PTNT cho biết mắc ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm còn cho kết quả khác nhau. Mặt khác cần xem xét kỹ các vấn đề về chế biến, thị trường. Do vậy, đến nay, Bộ chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca.

Các quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến với loại hạt này đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bộ đang chỉ đạo các đơn vị chức chức năng thuộc bộ khẩn trương, tập trung nghiên cứu và ban hành trong năm 2015.

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện diện tích mắc ca trồng thử và dự án khuyến lâm theo chương trình của bộ này ở Tây Bắc và Tây Nguyên là khoảng 520 ha. Ngoài ra, diện tích do các tổ chức, cá nhân tại các địa phương khác trồng khoảng 1.920 ha. Như vậy, tổng diện tích cây mắc ca cả nước đến nay khoảng 2.440 ha.

Kiều Hương

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.