Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đừng lấy cân nặng làm thước đo tài nuôi con của mẹ!
Wednesday, June 3, 2015 17:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Nhiều người ở Việt Nam thích trẻ con tròn tròn, mũm mĩm, cân nặng vượt chuẩn vì cho rằng như vậy bé mới khỏe mạnh và đáng yêu. Vô tình, chúng ta đang lấy sự tròn trịa, mập mạp của bé để làm thước đo tài nuôi con của mẹ cũng như sức khỏe của bé.
Và để phấn đấu nuôi con giỏi, khỏe mạnh, nhiều người chăm chút, thúc ép con ăn để tăng cân nhanh.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0tZUx2TU5ycHh3by9WV3dQR2IyN3JtSS9BQUFBQUFBQVdDMC9MUDUxNnd0Tk12TS9zMTYwMC9kZXAtMTEyMTQtNDExNWYuanBn
Bế con trai 23 tháng tuổi, đi khám tại phòng khám dinh dưỡng, bà Nguyễn Thị Đỏ, ngụ tại Q. Thủ Đức, TP. HCM than vãn: “Chả biết mẹ nó cho ăn uống thế nào mà tháng trước cu cậu nặng 14kg, tháng này cũng chẳng tăng được bao nhiêu, tăng mỗi có hơn 1 lạng (100gr). Thôi, tháng này tôi phải cho thằng bé ăn uống Nhà có của chứ có phải không, nhà có mỗi thằng cháu mà mẹ nó chẳng nuôi cho nên thân”.
Với tâm sự của bà Hồng, bác sĩ đã giải thích và cho biết cháu nội của bà cân nặng như thế là bình thường, hợp lý và không cần thiết phải ép ăn, cháu roi roi nhưng khỏe mạnh, vận động tốt. Ấy vậy mà mẹ chồng chị Yến vẫn không hài lòng và quay sang chì chiết con dâu rằng nuôi con không tốt, để con gầy còm.
Tâm sự với Một Thế Giới, chị kể: “Khổ lắm, bà mới ở Hà Nội vào, tuy đã nhiều lần giải thích với bà là cháu khỏe, cân tăng đúng chuẩn nhưng bà cứ than vãn, bảo tôi nuôi con vụng nên lần này dắt bà cháu đến gặp bác sĩ dinh dưỡng luôn để bà nghe bác sĩ giải thích. Ấy vậy mà bà có vẻ không hài lòng cho lắm.
Ở ngoài Hà Nội, tôi có người chị dâu có hai đứa con gái. Một đứa 3 tuổi và một đứa 6 tuổi. Đứa 6 tuổi đã thừa cân nhưng mẹ nó cứ ép ăn. Mỗi lần ra ngoài ấy, tôi nhắc hoài mà chị không nghe. Còn bà thì luôn miệng khen ngợi, bảo chị dâu tôi chăm con giỏi hơn tôi”.
Hoàn cảnh của chị Yến cũng là nỗi khổ của nhiều bà mẹ bị người thân trong gia đình hoặc hàng xóm lấy cân nặng của con làm thước đo tài nuôi con của mẹ. Và đây là mẫu số chung của nhiều gia đình, dẫn tới việc các bà mẹ luôn hướng đến việc nuôi con khỏe nghĩa là con tăng cân nhanh và người tròn trịa. Họ đã bỏ qua những chỉ số tăng cân nặng hợp lý, lành mạnh ở trẻ nhỏ.
Cùng có mặt tại phòng khám, bé Nguyễn Mai Quyên, học lớp 2, con của chị Đào Thị Tuyết Minh ngụ tại quận Bình Thạnh, TP. HCM là một điển hình về việc không kiểm soát cân nặng của con. Đưa con đi khám tại Trung tâm Dinh Dưỡng TPHCM, chị Minh cho biết: “Hồi đi họp phụ huynh kết thúc học kỳ một, cô bảo mẫu thông báo là bé được 36kg và đã thừa cân. Sau đó, cháu nghỉ hè ở nhà với bà ngoại. Một hôm tôi nói bé cân thử và phát hiện cháu tăng một phát lên 41kg, chỉ trong hơn 1 tháng nghỉ hè. Tôi đâu có ngờ cháu tăng cân nhanh như vậy.Hoảng quá, tôi phải can bà là giảm bớt lượng cơm, giảm bớt sữa, hạn chế đồ ăn trong tủ lạnh. Sau khi o ép, số cân của cháu mới không tăng nữa nhưng cháu luôn miệng kêu đói. Tôi phải đến hỏi bác sĩ dinh dưỡng cách giảm cân, can thiệp từ mấy tháng nay”.
Nhiều người có con bị thừa cân nhưng vẫn không có ý định giảm cân cho con mà vẫn tiếp tục “thả” và điều này dễ dẫn đến nguy cơ đứa trẻ bị béo phì. Và một khi đã rơi vào tình trạng thừa cân và béo phì, việc giảm cân cho trẻ là hết sức cam go. Đây cũng là lý do vì sao tình trạng trẻ em thừa cân và béo phì ở cấp mẫu giáo và tiểu học tại các thành phố lớn trong nước đang gia tăng.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu dinh dưỡng tại Châu Âu và Mỹ đã chỉ ra rằng, trẻ thừa cân ngay từ những năm mẫu giáo thì khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ dễ mắc bệnh béo phì với nguy cơ cao gấp 4 lần. Các tế bào chất béo trong cơ thể cũng làm gia tăng hóc-môn leptin – nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ. Thừa cân còn làm tăng áp lực lên xương khớp còn non nớt của bé khiến trẻ dễ đau khớp, bàn chân bẹt (lòng bàn chân phẳng lì) khiến bé dễ bị té ngã và gây Nguy cơ ảnh hưởng đến sự điều tiết lượng insulin (loại hóc-môn điều hòa lượng đường huyết) trong cơ thể nên dễ dẫn đến tiểu đường.
Nếu như bạn ngưỡng mộ vì sao thế hệ trẻ của người Nhật, Hàn Quốc có vóc dáng đẹp, cân đối thì hãy nhìn vào các trường mẫu giáo, tiểu học của các nước này. Trong các lớp học, trẻ em thường có chiều cao và vóc dáng roi roi như nhau và hiếm khi bạn thấy có bé nào thừa cân hoặc béo phì. Đồng thời, việc nuôi con các bố mẹ Hàn và Nhật cũng chú trọng việc vận động của con chứ không chăm chăm vào chuyện thúc ép con ăn để tăng cân. Vì vậy, những người chăm sóc trẻ các mẹ, các bà, dì… cần có cách nhìn đúng đắn hơn về cân nặng và tăng của bé. Hãy luôn duy trì cho trẻ mức cân nặng hợp lý với chiều cao và độ tuổi, thậm chí khi bé roi roi nhưng vẫn năng động, khỏe mạnh thì mẹ hay bà cũng không nên quá lo lắng.
Lời khuyên của Tiến sĩ Eneli tại Đại học Emory, Mỹ và cũng là người chuyên nghiên cứu về các vấn đề béo phì ở trẻ em sẽ rất có ích cho bạn: “Điều mà tôi muốn nhắn nhủ các bậc phụ huynh rằng bạn hãy nuôi con theo lối sống lành mạnh, hướng dẫn con có thói quen tốt đối với thức ăn và điều quan trọng mà bạn cần ý thức là không bao giờ là quá sớm để hướng dẫn con bạn ăn uống hợp lý, cân bằng và khỏe mạnh”.
Theo eva
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.