Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh
Sunday, March 22, 2015 22:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Mặc dù rời bỏ chức vụ Thủ tướng Singapore năm 1990, ông Lý Quang Diệu vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 1

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923 tại Singapore, thuộc thế hệ thứ 3 người nhập cư từ Trung Quốc. Một thời gian ngắn ông sống trong ngôi nhà này, hiện đang nằm trên đường Neil Road. Vào thời điểm đó, Singapore đang nằm dưới ách cai trị của đế quốc Anh. Chính vì vậy, ngay từ khi chào đời, ông Lý Quang Diệu đã nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Mãi đến năm 30 tuổi, ông mới bắt đầu nói tiếng Trung Quốc. Ông học ở một trường tiếng Anh ở Singapore và là một học sinh có thành tích cao nhất so với các bạn cùng trang lứa ở Singapore và Malaysia.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 2

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, dự định sang Anh du học của ông Lý gặp gián đoạn. Tháng 2/1942, quân đội thực dân Anh đầu hàng phát xít Nhật, bắt đầu “một thời kỳ đen tối”. Trong thời gian chiến tranh, ông làm thông dịch viên tiếng Nhật và quản lý một cơ sở kinh doanh hồ dán của riêng mình ở chợ đen.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 3

Sau chiến tranh, ông Lý Quang Diệu quay trở lại học đại học muộn. Ban đầu, ông theo học trường Trường Kinh tế London danh tiếng và sau đó chuyển sang học trường Đại học Cambridge. Khi ở Anh, ông đã kết hôn với bà Kha Ngọc Chi (trong ảnh) – một học giả xuất sắc người Singapore. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành luật sư. Hai người bí mật kết hôn ở khu Stratford-upon-Avon. Năm 1949, ông Lý Quang Diệu trở về Singapore. Tại đây, ông vẫn làm luật sư và tham gia vào phong trào công đoàn.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 4

Đám cưới của ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi được tổ chức tại khách sạn Raffles năm 1950.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 5

Hình ảnh ông Lý Quang Diệu vận động tranh cử tại Singapore trước cuộc tổng tuyển cử năm 1958. Vào năm 1954, ông Lý Quang Diệu trở thành nhà sáng lập và Tổng bí thư đảng Hành động nhân dân (PAP), một liên minh xã hội chủ nghĩa của các phong trào nói triếng Trung và tiếng Anh nhằm mục đích chấm dứt sự cai trị của thực dân Anh. Tháng 12/1959, Anh trao quyền tự trị cho Singapore, tuy nhiên vẫn nắm kiểm soát các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của đảo quốc này.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 6

Hai ngày sau, ở tuổi 36, ông Lý Quang Diệu tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng đầu tiên của quốc gia Singapore tự trị. Ông đã bắt đầu xây dựng kế hoạch 5 năm nhằm xóa bỏ các khu ổ chuột, xây dựng nhà ở chất lượng cao giá rẻ, xây dựng nền công nghiệp hóa và chống nạn tham nhũng. Cựu thủ tướng từng tuyên bố, Singapore cần trở thành một quốc gia đa sắc tộc.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 7

Ngày 16/9/1963, Thủ tướng Lý Quang Diệu công bố sáp nhập thành công Singapore vào Liên bang Malaya, chấm dứt 144 năm dưới ách cai trị của thực dân Anh.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 8

Tuy nhiên, căng thẳng sắc tộc ngày một gia tăng khi người Hoa và người Malay bắt đầu đấu tranh xem dân tộc nào sẽ là đại diện của Liên bang Malaysia. Trong ảnh, ông Lý Quang Diệu đang kêu gọi sự bình tĩnh cuộc bạo động hồi tháng 7/1964. Cuộc bạo động quy mô rộng lớn đã liên tục diễn ra khiến hơn 20 người chết, hàng trăm người bị thương.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 9

Ngày 9/8/1965, ông Lý Quang Diệu đã rơi nước mắt tuyên bố, ông đã đồng ý yêu cầu của Malaysia rằng, Singapore sẽ tách khỏi Liên bang Malaysia nhằm tránh tình trạng bất ổn và đổ máu. Hai ngày sau, ông Lý Quang Diệu tuyên bố Singapore là quốc gia độc lập.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 10

31 năm sau đó, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới. Singapore đã là nước tiên phong trong việc xây dựng nhà ở và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thủ tướng Lý Quang Diệu nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục bởi tài nguyên duy nhất của Singapore chính là con người. Singapore cũng mở cửa cho đầu tư nước ngoài cũng như thuê thêm lao động.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 11

Ông Lý trong một buổi gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi năm 2009. Tổng thống Obama đã miêu tả ông Lý như một trong những “nhân vật huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21”.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 12

Những năm sau đó, bà Kha Ngọc Chi – phu nhân của ông Lý Quang Diệu, lâm bệnh, bị mất trí nhớ và phải năm liệt giường. Trong 1 cuộc phỏng vấn với trang New York Times, ông Lý Quang Diệu chia sẻ, việc chăm sóc cho vợ còn khó khăn hơn bất cứ vấn đề chính trị nào mà ông đã từng gặp phải. “Bà ấy hiểu khi tôi nói chuyện với bà ấy mỗi đêm. Tôi thường kể cho bà ấy nghe về công việc trong ngày, đọc cho bà ấy nghe những vần thơ yêu thích”, ông chia sẻ.Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 13 Bà Kha Ngọc Chi qua đời vào tháng 10/2010. Hàng nghìn người dân Singapore đã đổ ra đường để tỏ lòng tiếc thương thành kính và vĩnh biệt bà. “Không còn bà ấy, tôi sẽ là một người đàn ông khác, với một cuộc sống khác”, ông Lý Quang Diệu nói trong tang lễ của người vợ thân yêu.

Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh - Ảnh 14

Mặc dù không còn giữ chức Thủ tướng Singapore vào năm 1990 nhưng sau đó, ông vẫn giữ vai trò làm cố vấn cấp cao trong tất cả các lĩnh vực. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu vừa qua đời ở tuổi 91, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với người dân Singapore.

Thiên Bình

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.