Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Việt Nam sẽ trở thành ‘con hổ’ tiếp theo ở châu Á?
Sunday, March 22, 2015 22:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Trong một bài phân tích được đăng tải mới đây trên Bloomberg, tác giả Enda Curran nhận định: Nằm dọc theo một trong các tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới, với một dân số trẻ và đang ngày càng phát triển, nền kinh tế Việt Nam – một lần nữa – sẽ “cất cánh”.

Việt Nam sẽ trở thành 'con hổ' tiếp theo ở châu Á? - Ảnh 1

Một góc Chợ Hôm. Ảnh: Brent Lewin/Bloomberg

Với sự đẩy mạnh đầu tư của các tập đoàn sản xuất như Samsung Electronics và Intel, Việt Nam đang có một cơ hội thứ hai bứt phá trong cuộc đua trở thành “con hổ” tiếp theo của châu Á. Trước đó, từ thời kỳ “Đổi mới” mở cửa thị trường trong thập kỷ 80, kinh tế Việt Nam bắt đầu đạt được những thành tựu mới với sự tăng trưởng vượt trên 7%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình nợ xấu tăng cao khiến nền kinh tế Việt Nam chững lại.

Theo PricewaterhouseCoopers LLP, Việt Nam có tiềm năng để trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn từ nay đến năm 2050.

“Có nhiều khả năng Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á”, Vikram Nehru, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie có trụ sở ở Washington, khẳng định. “Đất nước này có tất cả các yếu tố cho sự phát triển nhanh chóng nếu có thể giải quyết những thách thức trong khu vực nhà nước”.

Thực tế, có thể thấy các dấu hiệu bộc lộ tiềm năng kinh tế lớn mạnh của Việt Nam: Năm 2014, trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã vượt qua các nước khác trong khu vực để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ. Điều này đã chứng tỏ sự mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trước những quốc gia có ngành sản xuất lâu đời hơn như Thái Lan hay Malaysia.

Đầu tư nước ngoài đã được giải ngân tại Việt Nam đã tăng mạnh trong 14 năm qua và đạt 12,35 tỷ USD trong năm 2014, tăng 7,4% so với năm 2013 và vượt xa mức 2,4 tỷ USD năm 2000.

Lý giải một phần cho điều này là hoạt động của Samsung đang ngày càng mở rộng quy mô tại Việt Nam. Ngoài ra, các ông chủ đang chuyển nhà máy sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Cụ thể, trong tháng này, nhà sản xuất máy in Kyocera Document Solutions một công ty trực thuộc Tập đoàn Kyocera của Nhật Bản, tuyên bố kế hoạch tăng gấp bốn lần sản lượng máy in hàng năm tại Việt Nam lên 2 triệu chiếc vào tháng 3/2018. Một phần sản xuất của công ty này tại Trung Quốc sẽ được chuyển đến Hải Phòng, Việt Nam và đây sẽ trở thành cơ sở sản xuất lớn nhất của hãng máy in này.

Không chỉ là một quốc gia Đông Nam Á có chi phí sản xuất rẻ hơn so với nước láng giềng Trung Quốc, nền chính trị ôn hòa của Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư trong bối cảnh quan hệ Trung-Nhật đang lạnh nhạt.

“Việt Nam thực sự là người chiến thắng sau khi Trung Quốc mất khả năng cạnh tranh của mình”, Frederic Neumann, đồng trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á HSBC Holdings Plc có trụ sở ở Hồng Kông, khẳng định. “Bằng cách lấp đầy chỗ trống của Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế và đang bắt đầu đạt thành tựu”.

Chuyên gia John Hawksworth của PwC nói rằng: “Tôi nhớ khi tôi còn ở Trung Quốc một vài năm trước đây, tôi đã đi mua một đôi giày và nhận ra rằng chúng được sản xuất tại Việt Nam”.

Bên cạnh đó, chỉ số chứng khoán của Việt Nam đã tăng 5,5% trong năm nay, cao hơn so với 4,1% của Indonesia, 2,4% của Malaysia và 2,2% của Thái Lan.

Một lợi thế nữa của Việt Nam là chất lượng dân số trẻ. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, khoảng 13% dân số của Trung Quốc trong năm 2012 đều trên 60 tuổi và con số này ở Việt Nam chỉ là 9%. Với khoảng 90 triệu dân vào năm 2013, trong đó hơn 40% dân số thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi 15-49, Việt Nam đã cho thấy lợi thế lao động của mình.

Một dấu hiệu tích cực nữa là Việt Nam đang đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu đồng thời là thành viên tham gia thỏa thuận Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

“Cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi, di chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất”, Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới chi nhánh tại Việt Nam cho biết. “Bạn có thể nhìn thấy đó là cả một quá trình đang xảy ra.”

Kiều Hương

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.