Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khoa Học Có Phải là Một Hệ Thống Tín Ngưỡng?
Sunday, March 29, 2015 8:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Nhà khoa học ‘dị giáo’ nói về giáo điều [khoa học], cần sự cởi mở
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1PeE43TVBqN2t4OC9WUk96bGNwVmwySS9BQUFBQUFBQVVmZy9OT1VNSFQ0QTBxYy9zMTYwMC9TQ0lFTkNFLXNodXR0ZXJzdG9jay0xMDIwMjk0NjctV0VCT05MWS5qcGc=
Tiến sĩ (Ts.) Rupert Sheldrake bị gắn mác là một nhà khoa học dị giáo. Ông có tất cả chứng chỉ trong cộng đồng khoa học, trong đó có một bằng tiến sĩ hóa sinh từ Đại học Cambridge và các nghiên cứu tại Harvard về triết học và lịch sử khoa học. Tuy vậy, ông nói rằng đa số các nhà khoa học không nhận ra rằng họ đang tuân theo những chân lý dựa trên niềm tin, và điều này đang làm hạn chế sự phát triển.
Ví dụ, 99.9% ngành khoa học thần kinh – theo như những gì họ diễn thuyết – cho rằng ký ức tồn tại dưới dạng các vết hằn vật lý trong não bộ con người, tiến sĩ Sheldrake phát biểu trong phỏng vấn với Mark Vernon của tờ The Guardian. Thế nhưng các kết quả chứng minh cứ lặp đi lặp lại rằng rất khó nắm bắt những vết hằn này.
Ts. Sheldrake cho rằng các ký ức có thể đến với chúng ta như một dạng cộng hưởng đối với quá khứ. “Bạn hòa nhịp với quá khứ,” ông nói. “Não bộ của bạn giống một chiếc máy thu vô tuyến hơn một chiếc máy ghi hình.”
Trong cuốn sách của mình “Khoa Học Mới của Sự Sống,” ông trích dẫn các thí nghiệm được tiến hành trên loài chuột trong hơn 50 năm, dường như chứng minh cho một dạng cộng hưởng. Khi những con chuột trong một khu vực được dạy điều gì đó, thì những con chuột ở các khu vực khác dường như học điều này nhanh hơn. “Những con chuột (ở khu vực khác) tăng tốc độ học gấp mười lần. Đây là một tác động to lớn – chứ không phải là một kết quả thống kê cận biên,” Ts. Sheldrake viết.
Bất cứ hiểu biết nào về ký ức đều đúng, ông nói, vấn đề ở đây là khoa học – và nguồn tài trợ trong cộng đồng khoa học – nên cởi mở với cả hai khả năng. Nếu các nhà khoa học nhận ra sự lý giải này là võ đoán và không phải là chân lý, thì lĩnh vực này sẽ được mở rộng theo hướng giải thích kia.
“Hạn chế hoặc ngăn chặn tất cả các ý kiến trái chiều, bởi vì chúng ta nghĩ rằng chỉ có hiểu biết của mình mới là đúng, là một thái độ độc đoán. Nó tương tự như việc nhà nước nên sở hữu tất cả nền công nghiệp, không nên có bất kỳ sự cạnh tranh nào… đó không phải cách để tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế cũng như việc tạo nên những phát kiến,” Ts. Sheldrake nói.
Ông sử dụng một phép loại suy khác để minh họa cho quan điểm của mình. Nhiều người nói rằng hiểu biết thông thường của khoa học nên được coi trọng hơn nữa bởi vì khoa học hiện thời đã được chứng minh là có thành tựu. Ts. Sheldrake nói rằng nó thành công trong việc chế tạo máy móc, nhưng lại thất bại trong việc lý giải rất nhiều hiện tượng và các khía cạnh quan trọng của đời sống con người, bao gồm tư duy của con người. Điều này giống như việc nói rằng Liên Xô là một thành công toàn diện bởi vì nó giỏi sản xuất tên lửa và đầu đạn hạt nhân.
Trong tất cả những lý luận từ những người gọi ông là dị giáo, lý luận phổ biến nhất là khoa học – trong khuôn khổ hiện tại và dựa trên đường lối tư duy của nó – cuối cùng rồi sẽ giải thích được mọi điều, dù cho bây giờ nó vẫn chưa làm được. Ts. Sheldrake sử dụng thuật ngữ được đặt ra bởi nhà triết học quá cố, ngài Karl Popper – “chủ nghĩa duy vật hứa hẹn.”
Ông đưa ra ví dụ về một cuộc tranh luận giữa ông với một nhà sinh học duy vật Lewis Wolpert về tương lai của Dự Án Hệ Gene Người. Vào năm 2009, Wolpert nói rằng chúng ta sẽ sớm có khả năng dự đoán từng chi tiết về loài người, bao gồm những sự bất thường, thông qua Dự Án Hệ Gene Người. Khi buộc phải cho biết sớm là bao lâu, ông nói rằng trong vòng 100 năm.
“Nó từa tựa với những người nói rằng thời điểm tận thế sẽ đến trong 100 năm nữa. Điều đó là không thể kiểm chứng, nó không phải khoa học, nó là một hành động mang tính tín ngưỡng,” Ts. Sheldrake nói.
Trích dẫn từ các nhà khoa học trong lịch sử có quan điểm tương tự
1. “Định kiến không thích ý tưởng lạ giống như kiểu cơ thể không thích protein lạ, và bài xích bằng một năng lượng cũng tương đương. Có lẽ không kỳ khôi lắm khi nói rằng một ý tưởng mới là kháng nguyên hoạt động nhanh nhất đối với khoa học. Nếu chúng ta nhìn nhận bản thân một cách trung thực, chúng ta sẽ thường phát hiện ra rằng chúng ta bắt đầu đấu tranh với một ý tưởng mới thậm chí trước khi nó được trình bày hoàn thiện. Tôi không nghi ngờ gì rằng câu nói trước đã ngay lập tức vấp phải sự chống cự – và chứng minh cơ chế phản kháng hoạt động nhanh ra sao.”
- Wilfred Trotter, trong ‘Sưu tầm Những Tài liệu của Wilfred Trotter F.R.S.,’ xuất bản năm 1941. Wilfred Trotter (1872–1939) là một bác sĩ giải phẫu và nhà tâm lý xã hội học.
2. “Bước đầu tiên: đo lường bất cứ điều gì có thể dễ dàng đo lường. Việc này vẫn ổn cho tới khi nó còn đo được. Bước thứ hai: bỏ qua những thứ không thể đo lường dễ dàng hoặc cho nó một giá trị định lượng nào đó. Đây là thứ nhân tạo và gây hiểu lầm. Bước thứ ba: giả định rằng những thứ không thể đo lường dễ dàng là những thứ không quan trọng. Điều này là mù quáng. Bước thứ tư: nói rằng những gì không thể đo lường dễ dàng là không thực sự tồn tại. Đây là tự sát.”
–Charles Handy, nhà Kinh tế học và Hành vi tổ chức học, trong cuốn sách ‘Chiếc áo mưa rỗng: Sự hợp lý của tương lai’
3. “Chúng ta không cần chờ khoa học cho phép chúng ta làm điều khác thường hay tiến xa hơn những gì chúng ta được cho phép. Nếu làm như vậy thì chúng ta đã biến khoa học thành một dạng tín ngưỡng. Chúng ta cần tính độc lập; chúng ta nên tập làm những điều siêu thường.” —Joe Dispenza, trong cuốn sách ‘Cải cách não bộ: Khoa học thay đổi tư duy’
4. “Tôi cho rằng bí ẩn về loài người đã bị hạ thấp vô cùng bởi chủ nghĩa giản lược trong khoa học, với luận điệu trong chủ nghĩa duy vật hứa hẹn nó giải thích toàn bộ thế giới tâm linh theo mô hình của hoạt động thần kinh. Niềm tin này phải bị xếp vào dạng mê tín dị đoan. […] Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta là những sinh mệnh có linh hồn tồn tại trong một thế giới tâm linh đồng tại với sinh mệnh vật chất có thân thể và não bộ hiện hữu trong một thế giới vật chất.”
-Ngài John C. Eccles, trong cuốn ‘Cuộc cách mạng não bộ: Sáng tạo bản thân’

Ngài John Carew Eccles, một nhà thần kinh học, đoạt giải Nobel năm 1963 về Sinh lý học và Y học cùng với Alan Lloyd Hodgkin và Andrew Fielding Huxley vì đóng góp của ông trong dẫn truyền hóa chất qua khớp thần kinh.

* Ảnh về ống nghiệm, Shutterstock.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.