Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Lá chắn tên lửa Mỹ đặt tại Romania quá tốn kém, thiếu hiệu quả’
Tuesday, May 17, 2016 17:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Bình luận về lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania, nhà nghiên cứu người Đức Hans-Joachim Spanger cho rằng hệ thống này quá “tốn kém, thiếu hiệu quả và là phản ứng sai lầm trong việc đối phó với mối đe dọa”.

Theo Sputnik News, tuần trước, Mỹ đã triển khai hệ thống phóng thủ tên lửa ở Romania, gây ra những chỉ trích từ nhiều chuyên gia quân sự.

Bình luận gần đây nhất đến từ chuyên gia nghiên cứu xung đột người Đức, Hans-Joachim Spanger thuộc Quỹ Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột Hesse (HSFK). Đây là một trong những tổ chức có uy tín nhất ở Đức trong lĩnh vực nghiên cứu hòa bình và xung đột.

  'Lá chắn tên lửa Mỹ đặt tại Romania quá tốn kém, thiếu hiệu quả' - Ảnh 1
Binh sĩ Mỹ và Romania trong lễ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa tại căn cứ Deveselu.

Trả lời trên báo Đức Frankfurter Rundschau, ông Spanger cho rằng hệ thống này “quá tốn kém, thiếu hiệu quả và là phản ứng sai lầm trong việc đối phó với mối đe dọa”.

Ông Spanger giải thích, gần như không thể có khả năng Iran tấn công châu Âu hoặc nhắm đến căn cứ quân sự Mỹ ở châu Âu. Bởi điều này sẽ kích hoạt xung đột quân sự mà thương vong lớn nhất chắc chắn sẽ thuộc về Tehran.

Về vấn đề hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa, chuyên gia Đức cho rằng, những lần thử nghiệm của NATO cho thấy chỉ có thể đánh chặn và phá hủy 8/10 tên lửa mục tiêu. Trong môi trường tác chiến thực tế, con số này thậm chí có thể còn thấp hơn.

Đó là chưa kể đến việc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ quá tốn kém. ông Spanger nhấn mạnh rằng, khoảng 1,6 tỷ USD đã được sử dụng để triển khai căn cứ ở Romania và Ba Lan trong khi con số này vẫn còn gia tăng trong tương lai.

Các khoản phí tiêu tốn hàng năm phục vụ cho quá tình hoạt động và bảo dưỡng. Mỹ cũng cần duy trì khoảng 130 binh sĩ tại căn cứ hải quân Mỹ ở Deveselu, Romania.

Tuy nhiên, NATO không công bố con số chính thức chi phí duy trì căn cứ quân sự này nên không thể thống kê con số cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Theo chuyên gia Đức, kể từ năm 2002, Washington đã đầu tư khoảng 40 tỷ USD để bảo vệ Mỹ và các đồng minh NATO trước các mối đe dọa tên lửa tiềm tàng.

“Dường như quân đội Mỹ đã tạo ra một khoảng trống trong hệ thống phòng thủ và các công ty quốc phòng vội vàng cung cấp vũ khí”, ông Spanger nói. “Tất cả chỉ bởi Mỹ muốn trở nên bất khả chiến bại”.

Cuối cùng, ông Spanger nhận định, Mỹ và đồng minh châu Âu không thể tự bảo vệ mình bằng cách triển khai thêm vũ khí. Mỹ vẫn cần đến giải pháp chính trị và đàm phán để giải giáp vũ khí với Iran.

Trước đó, nhiều nhà phân tích nói trên Sputnik rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ có thể sẽ không có năng lực hoạt động. Kết quả là NATO và Nga rơi vào cuộc chạy đua vũ trang mới mà hai bên không hề mong muốn.

Nhà phân tích Jason Ditz nhận định, Moscow có thể đối phó với hệ thống Aegis trong khi tiêu tốn chi phí thấp hơn nhiều so với những gì mà các nhà hoạch định chiến lược ở Lầu Năm Góc tính toán.

Đăng Nguyễn

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.